Những câu chuyện làm nông nghiệp công nghệ cao ở Quảng Xương
Ai đã từng ghé thăm Khu nông nghiệp công nghệ cao Queen Farm (thị trấn Tân Phong, Quảng Xương) do anh Trần Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới dày công gây dựng mới cảm nhận hết được bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Xương.
Khu nhà lưới trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Trần Văn Thảo, chị Nguyễn Thị Hoan (thôn Én Giang, xã Quảng Hợp).
Từ chuyện của anh kỹ sư thủy lợi...
Từ một kỹ sư thủy lợi, anh Tân chủ động xin nghỉ việc ở cơ quan Nhà nước để thử sức trong lĩnh vực làm cửa nhôm, nhựa, lõi thép với mức thu nhập đáng ngưỡng mộ. Rồi bỗng chốc, anh Tân khiến nhiều người ngạc nhiên khi thấy anh tất bật ra vào trụ sở UBND huyện Quảng Xương, đề nghị cấp giấy phép làm nông nghiệp công nghệ cao. Câu chuyện ấy, cho đến tận ngày hôm nay, ông Lê Đại Hiệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương vẫn còn nhớ rõ: Ngày đó, anh Tân đến đặt vấn đề với huyện về việc cấp giấy phép làm nông nghiệp công nghệ cao, tôi có đôi chút dè chừng. Bởi lẽ, nông nghiệp công nghệ cao không phải là cuộc chơi dễ dàng. Nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, từ khả năng tài chính, năng lực chuyên môn... Và quan trọng nhất là niềm đam mê, sự nỗ lực, một khi đã “lao vào” là quyết chiến đến cùng. Tuy nhiên, sau nhiều lần trao đổi, gặp gỡ, cuối cùng, anh Tân đã thuyết phục được vị trưởng phòng “kỹ tính” với ngót nghét hơn chục năm gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, anh Tân từng bước đầu tư, hiện thực hóa giấc mơ nông nghiệp công nghệ cao trên mảnh đất quê hương mình. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của huyện, chính quyền địa phương, anh Tân chuyển đổi 7,8 ha đất nông nghiệp tại thôn Dục Tú, xã Quảng Tân (nay là thị trấn Tân Phong) xây dựng nhà kính, đầu tư trang thiết bị và nhiều hạng mục khác thuộc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (Queen Farm).
Với diện tích trên 1 ha nhà lưới ban đầu, giá trị đầu tư khoảng 25 tỷ đồng, thiết bị nhập hoàn toàn từ Nhật Bản, anh Tân mạnh dạn trồng dưa Taki theo quy trình nghiêm ngặt, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tự động hóa hoàn toàn và cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, anh từng bước mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, quy cách sản phẩm, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá sản phẩm, tích cực tham gia xúc tiến thương mại... Đến nay, dưa Taki và dưa chuột baby do Queen Farm sản xuất là 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao. Ngoài khu trồng dưa, anh Tân xây dựng thêm khu nhà kính trồng rau thủy canh. Những cây cải ngọt, xà lách, rau muống và một số loại rau cao cấp như: rau chân vịt, cải xoăn Kale, rau Mizuna Nhật Bản... mơn mởn, xanh tươi, hứa hẹn cung cấp cho thị trường sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Các sản phẩm của Queen Farm đều đạt tiêu chuẩn VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mã QR Code, hướng tới xây dựng thương hiệu GlobalGAP. Sản phẩm của công ty được bày bán tại cửa hàng, hệ thống các siêu thị, nhà hàng, các trường học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng bao tiêu. Không những thế, Queen Farm hiện là một trong những mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục thu hút đông đảo du khách tới tham quan, học hỏi.
... đến vợ chồng Việt kiều làm nông nghiệp sạch
Rời thị trấn Tân Phong, chúng tôi ghé thăm xã Quảng Hợp – một trong những địa phương có nhiều điểm sáng về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao với một số mô hình trang trại, hình thành chuỗi liên kết giá trị, có 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Ông Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch UBND xã Quảng Hợp cho biết: “Quy hoạch chiến lược của xã tập trung phát triển 3 vùng trang trại tại thôn Én Giang, thôn Linh Hưng và khu vực Hợp Gia (khai thác kinh tế mặt nước). Thời gian tới, xã tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ để tạo ra năng suất, giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, xây dựng đề án đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất trên địa bàn; tạo cơ chế thúc đẩy thực hiện chuyển đổi, tích tụ ruộng đất để quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh từ 50 ha trở lên”.
Anh Trần Văn Thảo, Nguyễn Thị Hoan là cặp vợ chồng “nổi tiếng” ở xã Quảng Hợp. Bởi lẽ, vợ chồng anh chị vốn là Việt kiều về quê, nay lại là một trong những “điển hình tiên tiến” của xã về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ông bà chủ của Trang trại Thảo Hoan (thôn Én Giang, xã Quảng Hợp) với tổng diện tích khoảng 2 ha. Đon đả tiếp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hoan – người con gái quê hương “5 tấn” Thái Bình khiến chúng tôi không khỏi ấn tượng bởi “cái chất” mạnh mẽ, thẳng thắn, tự tin. Nói về những gì đã đạt được ở thời điểm hiện tại, chị Hoan trải lòng: Vợ chồng mình đều có quãng thời gian dài sinh sống ở nước ngoài. Mình chuyên làm về buôn bán thực phẩm nên nhận ra một điều: Cho dù chỉ là thực phẩm, thức ăn bình dân nhưng cũng rất sạch sẽ, đảm bảo chất lượng. Đất nước họ coi trọng điều đó. Bởi vậy, ngay khi hai vợ chồng “hồi hương” lập nghiệp, anh chị đã quyết định dấn thân vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với mong muốn làm giàu đẹp quê hương, cung cấp cho thị trường sản phẩm an toàn, chất lượng, giá cả phải chăng. Làm nông nghiệp truyền thống đã khó, nông nghiệp công nghệ cao là cả thách thức lớn. Nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế. Anh chị tập tành bước những bước đi đầu tiên, vừa huy động nguồn vốn vừa tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân. Từ một vùng lầy trũng, điều kiện giao thông, thủy lợi khó khăn, anh chị dồn điền đổi thửa, huy động nguồn tài chính, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, triển khai sản xuất. Đến nay, sau nhiều nỗ lực, cố gắng cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của huyện, xã, anh chị đã có cơ ngơi khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, chị Hoan giới thiệu: “Trang trại chúng tôi đa dạng, phong phú sản phẩm. Quy trình sản xuất khép kín, ứng dụng công nghệ cao trong kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững”. “Nói có sách, mách có chứng”, trang trại tổng hợp, mô hình V-A-C chẳng thiếu thứ gì: 8 chuồng nuôi giun quế thương phẩm, 3 nhà lưới với tổng diện tích khoảng 6.000m2 trồng các loại: dưa Kim Hoàng hậu, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, có hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới tự động; khoảng hơn 1.000 con gà, vịt, ao nuôi cá, trồng một số loại cây ăn quả khác... Hỏi về tổng số vốn đầu tư, thu nhập từ trang trại là bao nhiêu? Chị Hoan cười, bảo: “Chỗ nọ “đập” vào chỗ kia, không quan trọng đâu em. Quan trọng là kết quả mình đạt được và phấn đấu đạt được”. Tuy làm nông nghiệp lắm nỗi nhiêu khê, lại đang trong quá trình ổn định sản xuất nhưng trang trại hiện vẫn có thể trả lương cho 4 lao động thường xuyên, mức lương dao động từ 4 - 5 triệu đồng/tháng, kể cũng đã cho thấy nhiều hy vọng trong tương lai. Không bằng lòng với những gì mình có, bước sang năm 2021, vợ chồng anh Thảo – chị Hoan ấp ủ nhiều dự định: xây dựng thêm 1 khu nhà lưới; hoàn thiện khu nuôi ốc nhồi, nuôi lươn; sản xuất cám giun; nâng cao chất lượng, chú trọng đầu tư mẫu mã sản phẩm, tiến tới tham gia chương trình OCOP...
Câu chuyện giữa vị trưởng phòng nông nghiệp “kỹ tính” và anh kỹ sư thủy lợi mê làm nông nghiệp công nghệ cao hay chuyện về đôi vợ chồng Việt kiều nặng lòng với quê hương, nỗ lực phát triển nông nghiệp sạch đã góp phần làm nên dấu ấn tiêu biểu, sinh động, thú vị của huyện Quảng Xương trong lĩnh vực này. Để có thêm nhiều câu chuyện hay, nhiều cách làm, mô hình hiệu quả, sáng tạo nhằm thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tái cơ cấu ngành hướng tới phát triển bền vững cần có sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa của các cấp, các ngành thông qua các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể, thiết thực.
Bài và ảnh: Hương Thảo
{name} - {time}
-
2 giờ trước
Trung Quốc chính thức lên tiếng phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
-
2 giờ trước
Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
-
23:51 18/01/2021
Huyện Ngọc Lặc tăng cường kiểm soát hàng hóa dịp cuối năm
Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực xây dựng
Hỗ trợ tiếp cận chính sách cho ngành công nghiệp chế biến - chế tạo
Đề xuất dự án khu nông nghiệp năng lượng xanh - thông minh tại Thanh Hóa
Vinamilk xuất khẩu lô hàng lớn sữa hạt và sữa đặc sang Trung Quốc những ngày đầu năm 2021
Khởi công giai đoạn 2 đại dự án FLC Quảng Bình
7.985 hộ dân được hưởng lợi từ các mô hình khuyến nông
Vững vàng vươn khơi
Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn nộp ngân sách Nhà nước hơn 800 tỷ đồng
Đẩy mạnh giới thiệu, phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP
Địa phương
Thời tiết
- 21°C - 27°CCó mây, không mưa
- 20°C - 28°CNhiều mây, không mưa
- Laptop Dell XPS 17 9730 2023
- sim dep mobifone
- Tham khảo ngay siêu phẩm Smart Tivi Samsung 4K 50 inch UA50BU8000 chính hãng, chất lượng, giá tốt tại Điện Máy Đỏ
- đồng hồ thông minh trẻ em chống nước