Người bị huyết áp cao uống lá vối được không - Góc nhìn khoa học và thực tế
Bà Ngọc - một phụ nữ 60 tuổi sống tại Hà Nội đã kể cho tôi về căn bệnh cao huyết áp của mình. Trước đây, huyết áp cao đột ngột làm bà đau đầu, choáng váng, rất khó chịu. Sau khi đi khám, bác sĩ kê thuốc uống, bà đều đặn sử dụng mỗi ngày.
Qua 1 năm bà nghĩ chẳng lẽ mình uống thuốc suốt đời nên tìm hiểu các loại thảo dược để uống và phát hiện ra cây lá vối quen thuộc. Từ đó mỗi ngày bà đều chuẩn bị 1 ấm nước lá vối cho mình và cả các thành viên khác trong gia đình. Việc dùng lá vối giúp huyết áp của bà giảm và ổn định hơn rất nhiều. Giờ đây, lượng thuốc uống mỗi ngày của bà đã giảm đi. Từ câu chuyện này gợi nhắc cho tôi tìm hiểu về tác dụng của lá vối đối với người bị cao huyết áp, liệu nó có hiệu quả với tất cả mọi người?
Quan điểm y khoa về tác dụng của lá vối với người bị huyết áp cao
Theo y học cổ truyền, lá vối có tính mát, vị đắng, hơi chát và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đông y cho rằng lá vối giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, lá vối giúp hạ áp, được xem là một thảo dược hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
Theo nghiên cứu hiện đại, lá vối chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, chống viêm như tannin, alkaloid, flavonoid, triterpen. Các hợp chất này không chỉ giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do mà còn có tác dụng giãn mạch, chống xơ vữa động mạch, bảo vệ tim và giảm áp lực lên thành mạch, hạ huyết áp.
Năm 2014 của Rachel Melo Ribeiro và cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng của lá vối đối với huyết áp ở chuột thí nghiệm trong 8 tuần. Kết quả cho thấy, chiết xuất lá vối giúp giảm huyết áp theo thời gian với mức giảm tối đa tới 62%. Điều này mở ra tiềm năng cho việc sử dụng lá vối trong điều trị cao huyết áp ở người.
Như vậy, những người bị cao huyết áp hoàn toàn có thể uống lá vối . Không những vậy, nó còn có lợi cho đối tượng này, giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Trải nghiệm và chia sẻ việc sử dụng lá vối ở người bà bị tăng huyết áp
Sau khi đã tìm hiểu về tác dụng của lá vối đối với người bị cao huyết áp, tôi đã khuyến khích bà nội bị cao huyết áp nhẹ sử dụng lá vối và kiểm tra hiệu quả của nó. Loại cây này khá quen thuộc nên bà hào hứng sử dụng.
Tôi hướng dẫn bà cách pha và sử dụng nước lá vối để hạ huyết áp như sau:
Thực hiện: Lấy khoảng 20 - 30 gram lá vối khô, rửa sạch và đun sôi với 1,5 lít nước trong vòng 15 - 20 phút. Sau khi đun sôi, để nguội bớt rồi chắt lấy nước uống trong ngày.
Cách dùng: Bà uống nước lá vối thay nước lọc, mỗi ngày khoảng 1 - 1,5 lít.
Bên cạnh đó, mình có dặn bà một số lưu ý sau trong khi sử dụng:
- Không uống khi đói: Uống nước lá vối khi đói có thể gây kích ứng dạ dày.
- Liều lượng hợp lý: Mỗi ngày chỉ nên uống đúng liều lượng, khoảng 20 - 30g nước lá vối để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Kiểm tra hiệu quả
Để kiểm tra hiệu quả của nước lá vối sau 2 tháng sử dụng, mỗi ngày tôi đều đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử cho bà vào buổi sáng và buổi tối. Đặc biệt ghi lại các chỉ số để theo dõi sự thay đổi.
Kết quả huyết áp ban đầu trước khi uống nước lá vối của bà dao động xung quanh 140/80mmHg. Sau 2 tháng sử dụng, chỉ số huyết áp của bà đã giảm xuống khoảng 135/75mmHg. Rõ ràng nước lá vối cũng có hiệu quả. Tuy nhiên, mức giảm huyết áp này không đủ để thay thế hoàn toàn việc dùng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài tác dụng hạ áp nhẹ, bà cũng cảm thấy cơ thể thanh mát, ít bị nóng trong người và dễ chịu hơn.
Câu chuyện của bà Ngọc và trải nghiệm của bà nội tôi đã cho thấy lá vối có thể là một giải pháp tự nhiên hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Nhưng tác dụng hạ huyết áp của lá vối không mạnh như một số người kỳ vọng và không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây y.
Như vậy, điều quan trọng là người bị cao huyết áp chỉ nên sử dụng lá vối như một biện pháp hỗ trợ bổ sung, kết hợp với việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi sát sao các chỉ số huyết áp là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
LN
{name} - {time}
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-11-21 08:54:00
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách thuận lợi cho người bệnh BHYT
-
2024-06-19 14:30:00
Trồng răng implant có đau không? Sau khi trồng răng, bao lâu thì mới có thể sử dụng tốt?
5 lưu ý quan trọng khi sử dụng ghế massage cho người bị tai biến
Các vấn đề về da cần đến phòng khám da liễu
Bị đau bao tử có uống cà phê mâm xôi được không?
Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân: Sự cần thiết để nâng cao chất lượng dân số
Hiệu quả công tác dân số tại huyện Hoằng Hóa
Đâu là địa chỉ mua máy massage cổ Xiaomi chính hãng tại Hà Nội?
Góc nhìn của chuyên gia da liễu về các vấn đề tóc nam giới phổ biến hiện nay?
Một số bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng và cách phòng tránh
Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không ăn đường trong 2 tuần?