Ngàn năm cổ tự
Chùa Hương Nghiêm
Chùa Linh Xứng tọa lạc trên núi Ngưỡng Sơn (nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung) được Lý Thường Kiệt cho xây dựng trong các năm từ 1085 đến 1089.
Theo văn bia “Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh”, bấy giờ có Sùng Tín, trưởng lão là thầy học của Linh Nhân Hoàng thái hậu từ Thăng Long vào thuyết pháp ở Ái Châu. Thái úy đưa Sùng Tín trưởng lão đi khắp nơi tìm đất xây chùa.
Đến vùng Ngưỡng Sơn, thấy cảnh trí thanh u, cây cối tốt tươi, lại không quá xa làng xóm, bèn quyết định cho xây dựng chùa. Chùa Linh Xứng ở vị trí ngay trên con đường huyết mạch: Trên bộ, dưới sông, lại gần quận lỵ, phía bên kia sông (sông Lèn) là vùng sầm uất, làng lớn, đông dân, vì vậy rất nhiều người đến thăm viếng. Ngày nay, ngôi chùa được biết đến chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu thư tịch cổ và bài văn bia do Thích Pháp Bảo soạn. Cuộc khai quật khảo cổ học chùa Linh Xứng (năm 2009) với một số di vật ít ỏi phát hiện được, cùng với những dấu vết nền móng được xuất lộ cũng chỉ phần nào cho phép đoán định được một mặt bằng chùa gần như hình vuông.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Chùa Hương Nghiêm ở giáp Bối Lý, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa. Theo sử sách, chùa được xây dựng trước thời tiền Lê. Khi Lê Đại Hành kinh lý qua Thanh Hóa, thấy chùa đổ nát, bèn cho tu bổ lại. Đến thời Lý (năm 1112), Thiền sư Đạo Dung (là cháu đích tôn của Lê Lương) cho tu bổ chùa khá khang trang, hoành tráng. Các sử liệu cũ mô tả: Chùa được xây dựng ở núi Càn Ni... “trên đá chênh vênh, tượng phật uy nghiêm, giữa sóng thấp cao... mái hiên cong như cánh trĩ, ngói lợp lớp lớp như vảy rồng, lan can thoáng mát, cửa ngõ thênh thang. Mé trái có một tòa lầu nguy nga, trong treo chuông lớn...”. Dấu vết thời Lý rõ nhất hiện còn ở chùa Hương Nghiêm là một số đá tảng chạm hình hoa sen.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh thuộc làng Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc. Chùa được xây dựng sau sự kiện Vua Lý Nhân tông đi tuần phương Nam, xa giá dừng chân ở trị sở Châu Ái. Nhân dịp ấy Thông phán Chu Công (quyền coi quận Cửu Chân) bàn với các thuộc viên và phụ lão ở địa phương muốn làm việc công đức để báo ơn vua, chúc quốc vận trường tồn. Họ Chu bèn giao cho huyện lệnh là Lê Chiếu dựng lại ngôi chùa trên nền một ngôi chùa cổ đã đổ nát. Dân bản huyện góp lương, góp sức san gò lấp trũng, thợ mộc, thợ nề gắng sức trong 2 năm, dựng xong chùa vào năm 1118. Trải qua thời gian, kiến trúc cũ của ngôi chùa đã bị biến dạng hoàn toàn qua nhiều lần tôn tạo. Dấu tích thời Lý còn giữ được là 3 bệ sen bằng đá ở trung tâm Phật điện, rồng thời Lý khắc ở bậc đá của chùa và một tấm bia ghi lại việc dựng chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, cho thấy quy mô của ngôi chùa khá đồ sộ, bố trí mặt bằng hài hòa, cân đối và nghệ thuật xây dựng đạt đến trình độ tuyệt mỹ.
Nguyễn Ngọc
(Bài viết có sử dụng tư liệu của Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa).
{name} - {time}
-
06:53 14/05/2019
Thành công của lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa trở thành động lực tinh thần to lớn để Thanh Hóa thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra
-
03:49 10/05/2019
Ấn tượng về những hình ảnh Thanh Hóa trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH
-
16:24 07/05/2019
Tiếng vọng ngàn xưa
Đồng Cổ Sơn Thần – linh thiêng nguồn cội
Người Thanh Hóa trong sự nghiệp mở cõi
Thanh Hóa với nhà Lý: Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu
Thanh Hóa - miền đất địa linh nhân kiệt
Công an tỉnh: Tăng cường 500 CBCS bảo đảm ANTT, ATGT tại lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa
Vị thế xứ Thanh trong lịch sử dân tộc
Tổng duyệt chương trình nghệ thuật Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa
Công an TP Thanh Hóa: Triển khai phương án đảm bảo ANTT Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hoá
Chuẩn bị tốt công tác lễ tân – hậu cần phục vụ Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa
Địa phương
Thời tiết
- 25°C - 30°CCó mây, không mưa
- 23°C - 29°CNhiều mây, không mưa