Nâng cao hiệu quả khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên
Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả như, hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) vay vốn, mở các lớp tập huấn, đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm... Nhờ đó, đã khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong ĐVTN với các mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao.
Mô hình nuôi ốc nhồi của anh Vũ Văn Hiệp, xã Hà Vinh (Hà Trung), mang lại hiệu quả cao.
Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đoàn xã Hà Vinh (Hà Trung), từ năm 2019, nhận thấy diện tích đất trồng lúa của gia đình không mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Vũ Văn Hiệp đã chuyển sang mô hình nuôi ốc nhồi. Sau nhiều năm thực hiện, mô hình nuôi ốc nhồi ngày càng mang lại hiệu quả cao, giúp gia đình anh có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống. Anh Hiệp cho biết: "Ban đầu tôi cũng rất lưỡng lự khi đưa ra quyết định đầu tư để nuôi ốc nhồi. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ ốc nhồi của thị trường ngày càng cao. Và được giúp đỡ của đoàn thanh niên xã Hà Vinh tạo điều kiện cho đi tham dự các lớp tập huấn về phát triển kinh tế, và đi tham quan các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả của thanh niên trong tỉnh, nên tôi đã mạnh dạn đầu tư 5 ao nuôi, 3 bể ươm giống, bể sinh sản, lắp đặt bóng điện để ấp trứng ốc... Chi phí đầu tư nuôi ốc cũng không nhiều, nhưng quá trình nuôi ốc cũng gặp không ít khó khăn do ốc chủ yếu ăn thức ăn tự nhiên như các loại rau, củ, quả... Khi nuôi ốc cũng phải chọn nguồn nước sạch không ô nhiễm, thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng nước vôi định kỳ và phải tạo không gian thoáng mát vào mùa hè và ấm áp mùa đông. Mỗi năm gia đình tôi nuôi từ 2 đến 3 vụ, cung cấp từ 2 đến 3 tấn ốc nhồi thương phẩm cho các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh và hơn 100 vạn ốc giống cho các mô hình trong tỉnh. Ngoài ra tôi cũng liên kết với các hộ nuôi ốc trong tỉnh thu mua ốc để chế biến các sản phẩm làm từ ốc cung cấp ra thị trường như, chả ốc, ốc nhồi tách vỏ...".
Ngoài mô hình nuôi ốc nhồi của anh Hiệp, hiện nay trên địa bàn huyện Hà Trung còn nhiều mô hình phát triển kinh tế của ĐVTN mang lại hiệu quả cao như, mô hình sản xuất cơm cháy Nam Chi của anh Lê Ngọc Lĩnh (xã Hà Châu); mô hình chăn nuôi gà trang trại của anh Hoàng Anh Tú (thị trấn Hà Lĩnh); mô hình trồng dứa của chị Hoàng Thị Kiều Oanh (thị trấn Hà Long).
Anh Nguyễn Bảo Trung, Bí thư Huyện đoàn Hà Trung cho biết: Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong ĐVTN, Huyện đoàn Hà Trung đã thực hiện nhiều giải pháp, cách làm linh hoạt, sáng tạo như: phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức “Sàn giao dịch việc làm” tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện; tổ chức tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho ĐVTN, học sinh; triển khai cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong ĐVTN tỉnh Thanh Hóa” tới đông đảo ĐVTN trên địa bàn huyện... Ngoài ra, trong năm 2024, Huyện đoàn cũng đã rà soát 26 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thẩm định để cho vay vốn khởi nghiệp phát triển kinh tế, với tổng dư nợ 1,85 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Đình Nhất, Trưởng ban Phong trào, Tỉnh đoàn Thanh Hóa cho biết: Trong những năm qua, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ đoàn trong tỉnh tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp, lập nghiệp cho ĐVTN. Phát động phong trào “Thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp”; tổ chức các cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp”, “Dự án khởi nghiệp” trong ĐVTN; tổ chức các hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về khởi nghiệp, diễn đàn “Khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”; tăng cường kết nối hỗ trợ các dự án khởi nghiệp từ các cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp với các nhà đầu tư... Tính trong năm 2024, toàn tỉnh đã có gần 116.000 lượt ĐVTN, học sinh được tư vấn hướng nghiệp, gần 41.000 thanh niên được giới thiệu việc làm, trong đó có gần 26.000 thanh niên có việc làm; phối hợp tổ chức 33 lớp đào tạo nghề cho thanh niên; 1.263 ý tưởng, sáng kiến, 35 dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên được hỗ trợ hiện thực hóa.
Việc rà soát, quản lý nguồn vốn vay, nâng cao chất lượng các tổ vốn vay do thanh niên quản lý được thực hiện thường xuyên, tính đến ngày 15/11/2024 tổng nguồn vốn vay ủy thác do đoàn thanh niên quản lý đạt 1.712,5 tỷ đồng. Tổng kinh phí giải ngân từ nguồn vốn Quỹ tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đạt 71,6 tỷ đồng. Nhờ đó, trong năm 2024, toàn tỉnh đã có 289 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh do thanh niên làm chủ, 20 câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế được thành lập mới.
Chương trình đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã cổ vũ, định hướng, hỗ trợ ĐVTN vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Qua đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ĐVTN phát huy năng lực, trí tuệ, sức sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2025-01-22 10:13:00
Hiệp định CPTPP: “Đòn bẩy” giúp nâng cao giá trị xuất khẩu hàng Việt
-
2025-01-22 10:10:00
EVN ứng trực 24/24h, đảm bảo cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2025-01-22 09:20:00
Chứng khoán thế giới tăng điểm sau quyết sách đầu tiên của Tổng thống Mỹ
Huyện Hoằng Hóa có thêm Cụm công nghiệp Hoằng Đông
Phường Xuân Lâm phát triển thương mại, dịch vụ
Phát triển vùng chè nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu
Tiến độ triển khai nhà ở xã hội trên cả nước tính đến tháng 1/2025
Thêm gần 600 chuyến bay trong giai đoạn cao điểm Tết
Bản tin Tài chính 21/1: Vàng “lao dốc”, mất hơn nửa triệu trong 2 ngày
Cầu Xuân Quang và đường Vạn Thiện đi Bến En sẽ thông xe kỹ thuật trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3
Sôi động thị trường bán lẻ dịp tết