(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường nhằm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).

Nâng cao chất lượng giáo dục ở Thường Xuân

Những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường nhằm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).

Lặng thầm "gieo chữ"

Với đặc thù là ngôi trường có 95% học sinh (HS) dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào không đồng đều, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, những năm gần đây chất lượng dạy và học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thường Xuân đã được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở Thường Xuân

Cô giáo Cầm Thị Hoàn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thường Xuân trong một tiết dạy học.

Cô giáo Cầm Thị Hoàn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức thi khảo sát, đánh giá để phân luồng chất lượng HS, xem đây là nền móng quyết định chất lượng. Đồng thời, nhà trường phân công giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng những học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém; không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát huy tính tích cực, phù hợp với từng đối tượng HS. Cùng với đó, nhà trường tăng cường nền nếp, kỷ cương, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng như dạy và học; tổ chức cho HS tham gia các lớp bồi dưỡng bộ môn để tự nâng cao năng lực học tập, kích thích tinh thần tự học của các em.

Công tác kiểm tra, quản lý nội trú đối với HS luôn được nhà trường thực hiện nghiêm ngặt, nhà trường phân công cán bộ, giáo viên hướng dẫn HS tự học buổi chiều, buổi tối đảm bảo thời gian và chất lượng học tập. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống và chăm sóc sức khỏe cho HS luôn được quan tâm.

Nhờ vậy, nhiều năm qua, chất lượng giáo dục Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thường Xuân luôn đứng tốp đầu bậc THCS của huyện.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở Thường Xuân

Thầy giáo Vi Văn Úc, giáo viên Trường THCS Bát Mọt trong giờ dạy học cho các em học sinh.

Trên hành trình đến với vùng đất Thường Xuân, chúng tôi có dịp gặp gỡ nhiều thầy cô giáo đang công tác ở những địa bàn khó khăn, cần mẫn “gieo chữ” với mong muốn đem lại tương lai tươi sáng cho các em học sinh. Tiểu biểu như cô giáo Vi Thị Tình, quê ở xã Yên Nhân, giáo viên dạy liên trường môn Âm nhạc thuộc Trường Tiểu học Bát Mọt 1, THCS Bát Mọt, đã có hơn 15 năm công tác, gắn bó với học sinh nơi vùng biên; thầy giáo Vi Văn Úc, quê xã Bát Mọt, giáo viên môn Toán, Trường THCS Bát Mọt cũng đã có tới 32 năm gắn bó với nghề.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở Thường Xuân

Cô giáo Vi Thị Tình, giáo viên dạy liên trường môn Âm nhạc đã có 15 năm công tác.

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân, ông Lâm Anh Tuấn, cho biết: Xác định mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục là hàng đầu, những năm qua toàn ngành đã tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua, như Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Dạy tốt, học tốt”, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; chăm lo bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu, phụ đạo HS yếu kém...

Đặc biệt, thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục, giai đoạn 2021-2025; mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2025-2030 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thường Xuân, ngành GD&ĐT huyện chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn thông qua các hội thi nghiệp vụ, hội giảng, dự giờ, viết sáng kiến kinh nghiệm, triển khai phong trào thi đua dạy tốt triển khai sâu rộng đến tận các tổ bộ môn. Đồng thời, huyện đã có nhiều giải pháp nhằm xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở Thường Xuân

Giờ ra chơi của các em học sinh nơi vùng biên Bát Mọt.

Năm học 2023-2024, thông qua các chương trình, dự án, huyện Thường Xuân đã đầu tư xây mới 33 phòng học thường, 11 phòng học bộ môn, 3 nhà hiệu bộ, với tổng kinh phí trên 59 tỷ đồng; cải tạo, tu sửa, nâng cấp cơ sở, vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học, với kinh phí trên 34.271 triệu đồng.

Kết thúc năm học 2023-2024, chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện được nâng lên; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,6%; tỷ lệ HS khá, giỏi khối THCS đạt 67,5%; tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT đạt 99,87%; số HS thi đỗ đại học từ 27 điểm trở lên năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực, giáo dục mũi nhọn được giữ vững ở tốp đầu 11 huyện miền núi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở Thường Xuân

Cơ sở vật chất trường học trên địa bàn huyện Thường Xuân được quan tâm, đáp ứng nhu cầu dạy, học và xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Năm học 2024-2025, các đơn vị, trường học trên địa bàn huyện Thường Xuân đã tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên, có 94,7% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trở lên về trình độ chuyên môn; chất lượng giáo dục đại trà chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục mũi nhọn duy trì trong tốp đầu 11 huyện miền núi và đạt được những thành tích nổi bật. Tỷ lệ phổ cập giáo dục các cấp học được củng cố.

Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 80%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện năm 2024 đạt 100% kế hoạch. Phong trào xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được chú trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở Thường Xuân

Thường Xuân phấn đấu đảm bảo trên 50% học sinh của từng cấp học đạt học lực khá, giỏi.

Thời gian tới, ngành GD&ĐT Thường Xuân tiếp tục xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp, “dạy tốt, học tốt”, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tiếp tục thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền trong huyện; phấn đấu giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn trong tốp đầu 11 huyện miền núi của tỉnh; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện cho HS phát triển toàn diện cả về tri thức, đạo đức, lối sống và kỹ năng... Qua đó, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của huyện, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả “Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Thường Xuân” nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn, đảm bảo trên 50% học sinh của từng cấp học đạt học lực khá, giỏi; 98% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trở lên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 85%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 86,89%.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]