Mường Chanh gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm
Cùng với việc chỉ đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xã Mường Chanh (Mường Lát) còn chú trọng gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có việc gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái.
Phụ nữ bản Na Chừa dệt thổ cẩm.
Tại bản Na Chừa hình ảnh các bà, các mẹ ngồi bên hiên nhà với khung cửi dệt thổ cẩm không còn xa lạ. Tận mắt chứng kiến khâu thiết kế hoa văn để tạo ra sản phẩm, chúng tôi mới cảm nhận hết được đôi tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Thái. Theo người dân nơi đây, để dệt nên những tấm thổ cẩm không chỉ cần sự cần cù, tỉ mỉ, mà còn có tình yêu đối với nghề truyền thống. Hiện nay, bản Na Chừa có khoảng 30 khung dệt, hơn 50 người biết dệt thổ cẩm thành thạo.
Bà Hà Thị Oái - một trong những người tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm ở bản Na Chừa cho biết: "Nghề dệt thổ cẩm của bản Na Chừa được hình thành từ lâu đời. Trước đây, khi con gái Thái lên 8 - 9 tuổi đã được bà và mẹ dạy cách quay tơ, kéo sợi, lên 14- 15 tuổi đã biết ngồi khung cửi để dệt nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc. Ngày nay, một bộ phận giới trẻ không còn mặn mà với nghề dệt thổ cẩm nữa. Sợ nghề truyền thống bị mai một tôi đã vận động con cháu, các chị em trong bản tham gia học nghề. Nhìn thấy người trẻ biết dệt, trong lòng tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hứa với bản thân mình còn sức khỏe sẽ sẵn sàng truyền nghề cho thế hệ kế cận".
Không chỉ ở bản Na Chừa, nhiều phụ nữ ở các bản trên địa bàn xã Mường Chanh vẫn lặng lẽ giữ nghề. Hiện toàn xã có hơn 35% phụ nữ biết dệt thổ cẩm. Để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm, UBND xã đã ban hành kế hoạch bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm. Ngoài ra, còn chỉ đạo Hội Phụ nữ xã phối hợp với các cơ quan chức năng, những nghệ nhân am hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền nghề lại cho hội viên và con em trên địa bàn xã... Nhờ đó, nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ, phát huy, nhiều hộ dân trên địa bàn đã đầu tư mua khung cửi để tạo nên những sản phẩm bán ra thị trường, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Chủ tịch UBND xã Mường Chanh Bùi Văn Nhân cho biết: Khôi phục, bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái là việc làm cần thiết, không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, mà còn góp phần quan trọng gìn giữ bản sắc văn hóa của người Thái. Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm. Vận động các nghệ nhân tích cực truyền nghề cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, để nghề phát triển bền vững rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành chức năng trong việc hỗ trợ đầu tư cho sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Bài và ảnh: Xuân Anh
{name} - {time}
-
2024-12-13 09:21:00
Phú Quốc trước cơ hội trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng toàn cầu
-
2024-12-13 08:00:00
“Cơn sốt mùa Đông” trên quê hương ông già Tuyết
-
2024-07-12 19:00:00
[E-Magazine] – Một mai sen tàn
Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở Thường Xuân
Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này
Trung Quốc và Phần Lan bật mí về màn trình diễn pháo hoa trong đêm chung kết DIFF 2024
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở
[Podcast] - Tản văn: Hạ vẫn về tinh khôi trong mắt con
Công bố quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai
[E-Magazine] – Pù Luông ngày mưa
Khám phá “bí kíp” tăng trưởng khách du lịch Sầm Sơn hè này
Sức hút riêng có của các đảo du lịch sinh thái không khí thải