Mùa nồm ẩm: Một số lưu ý nhằm giảm thiểu tác động với sức khỏe, không gian sống
Hiện tượng nồm ẩm là một đặc trưng thời tiết phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, thường xuất hiện vào mùa Xuân (từ cuối tháng 2 đến tháng 4 hàng năm). Thời điểm này, độ ẩm trong không khí ở phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội tăng cao, mưa phùn kéo dài, gây ra tình trạng nồm ẩm.
Theo đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, tính chất nồm ẩm của thời tiết chính là điều kiện thuận lợi để bùng phát nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Độ ẩm không khí tăng cao làm tích tụ hơi nước trên các bề mặt, đồ dùng. Đây chính môi trường để các loại nấm mốc, virus, vi khuẩn phát triển. Bào tử nấm có thể phát triển và gây nên viêm kết mạc mùa xuân.
Mặt khác, các loại nấm mốc lơ lửng trong không khí sẽ bám vào đồ dùng hàng ngày từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bộc phát hen suyễn. Thời tiết ẩm cũng có thể làm hỏng các đồ dùng bằng gỗ hoặc điện tử. Dưới đây là một biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ thời tiết nồm ẩm:
Lưu ý trước khi chuyển sang mùa nồm ẩm
- Đối với sức khỏe đề kháng : Mùa nồm ẩm cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Do đó, người dân cần chú ý tăng cường sức đề kháng từ sớm, đặc biệt là đối với người già, trẻ nhỏ, người có bệnh liên quan đến đường hô hấp thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên hơn, tranh thủ tắm nắng buổi sáng,...
- Đối với đồ dùng gia đình : Trước khi bước vào mùa nồm ẩm nên dùng khăn sạch lau, dọn các vật dụng nhà bếp, tủ lạnh, hộc đựng đồ, đồ dùng đựng gia vị; vệ sinh các đồ dùng trong gia đình như máy giặt và các vật dụng khác; thay hoặc giặt chăn, ga, vỏ gối, rèm cửa, thảm sàn, khăn lau bếp trước khi thời tiết chuyển nồm.... Điều này giúp giảm hiện tượng nấm mốc và mùi ẩm mốc khó chịu khi thời tiết nồm ẩm kéo dài.
- Đối với không gian sống : Nghiên cứu, tham khảo việc lắp đặt trần và tường bằng tấm thạch cao siêu chịu ẩm để giảm thiểu hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt, giữ cho không gian sống khô ráo và sạch sẽ.
Ngoài ra, mỗi gia đình có thể chuẩn bị các thiết bị hút ẩm, máy sấy, trồng các loại cây có khả năng hút ẩm và độc tố từ nấm mốc như cây Nhện, Lưỡi Hổ, Dương Xỉ, Lan Ý...
Trong thời gian nồm ẩm kéo dài
- Đối với sức khỏe đề kháng: Người dân cần tập luyện thể dục đều đặn để nâng cao sức kháng; chú ý luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là ở những nơi đông người; bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày; ăn đồ chín, tuyệt đối không ăn đồ ôi thiu hay bị mốc để tránh nguy cơ bị mắc bệnh đường tiêu hóa; khi chế biến đồ ăn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; luôn giữ ấm cơ thể và hạn chế để người bị ướt khi trời mưa.
Đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi, cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân, tắm nước ấm và lau khô người ngay sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh; nếu có dấu hiệu viêm mũi, viêm họng kéo dài, cần đi khám để điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng; hạn chế tụ tập nơi đông người để tránh bệnh truyền nhiễm.
- Đối với đồ dùng gia đình: Với thiết bị điện tử, nên để ở chế độ chờ hoặc sử dụng túi hút ẩm để bảo vệ khỏi hư hỏng do độ ẩm cao. Việc sử dụng tinh dầu có tác dụng sát khuẩn và tạo mùi thơm dễ chịu, giúp giảm bớt mùi hôi và ẩm mốc trong nhà. Một cách đơn giản khác là đốt nến để tạo nhiệt, giảm độ ẩm trong không khí và tạo mùi thơm dễ chịu.
Khi lau dọn nhà cửa, nên dùng giẻ khô, sạch và thấm hút tốt. Có thể đặt các vật liệu hút ẩm như than củi, vôi sống hoặc giấy báo ở các góc nhà, gầm giường, tủ để hút ẩm.
- Đối với không gian sống: Trong thời gian nồm ẩm, người dân nên đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để hạn chế không khí ẩm từ bên ngoài vào nhà, chỉ tranh thủ mở cửa khi thời tiết khô ráo hơn để thông thoáng không khí.
Sử dụng điều hòa ở chế độ khô (Dry) giúp hút ẩm trong không khí, giữ cho không gian trong nhà khô ráo và thoáng mát. Nếu có điều kiện, sử dụng máy hút ẩm sẽ giúp kiểm soát độ ẩm trong nhà, loại bỏ hơi ẩm dư thừa, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và bảo vệ sức khỏe gia đình.
- Chú ý: vào thời gian này, nên hạn chế việc giặt chăn ga gối, hay rèm cửa, để tránh việc phơi đồ ngoài không khí lâu ngày, hút thêm ẩm và nấm mốc trong không khí (trừ khi gia đình sử dụng máy sấy sau khi giặt); Ngoài ra, hạn chế bật quạt vào những ngày này để tránh nồm ẩm thêm trầm trọng./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-02-07 09:48:00
Lễ hội Xuân hồng 2025 dự kiến tiếp nhận 8000 đơn vị máu
-
2025-02-06 13:59:00
Những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh cúm mùa mà bạn cần biết
-
2025-01-03 10:23:00
Ung thư đại trực tràng gia tăng toàn cầu, điều đáng sợ nhất là gì?
Một số bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị
Tìm hiểu cách phối hợp thuốc điều trị trào ngược họng thanh quản
Tametop hướng dẫn cách trị nhiệt miệng nhanh chóng và an toàn
Chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết
REVIEW dầu gội trị gàu và nấm da đầu dứt điểm vĩnh viễn
Khám phá tác dụng nấm lim xanh và cách sử dụng hiệu quả
6 bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay hiệu quả