Hiệu quả từ xây dựng sản phẩm OCOP ở Như Xuân
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), huyện Như Xuân đã tích cực triển khai, xác định đây là nội dung trọng tâm và giải pháp quan trọng trong XDNTM bền vững; góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân.
Sản phẩm OCOP mật ong lên men tươi (HTX Bản Thổ, xã Hóa Quỳ).
Để bà con Nhân dân nắm được ý nghĩa của chương trình OCOP, UBND huyện đã triển khai đến các xã, thị trấn, các chủ thể sản xuất thông qua các cuộc họp; lồng ghép vào các cuộc tuyên truyền về XDNTM. Việc triển khai chương trình OCOP bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Từ năm 2020 đến tháng 5/2023 huyện Như Xuân đã có 12 sản phẩm được UBND tỉnh xếp hạng sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP 3 sao trên địa bàn huyện lên 24 sản phẩm. Các sản phẩm được xúc tiến thương mại thông qua Hội chợ triển lãm, trưng bày của tỉnh và trên các website cũng như tham gia trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng OCOP tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm OCOP đã được bán rộng rãi trong cả nước bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hình thức thương mại điện tử. Qua khảo sát đánh giá sơ bộ, doanh số sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng trưởng bình quân từ 10 - 15%, có những đơn vị tăng doanh số gấp đôi như: HTX Nông nghiệp Thành Công, HTX Sản xuất thương mại và Dịch vụ Thanh Lâm, HTX Dịch vụ nông nghiệp hương bài Như Xuân... Đến nay, nhiều thương hiệu đã tạo uy tín đối với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh như: cam đường canh, cam Xã Đoài Như Xuân, mật ong Đức Lương, hương bài, măng khô...
Thị trấn Yên Cát là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Như Xuân. Chủ tịch UBND thị trấn Đỗ Tất Hùng chia sẻ: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức để bà con Nhân dân nắm được ý nghĩa, mục đích việc xây dựng chương trình OCOP. Đồng thời lựa chọn, tập trung xây dựng một số sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Lũy kế đến nay, thị trấn có 8 sản phẩm được công nhận OCOP. Các sản phẩm hương bài Yên Cát, muối mắc khén, thịt trâu gác bếp Thợ Rừng... được thị trường ưa chuộng. Mỗi sản phẩm OCOP được công nhận góp phần gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cho chủ thể, tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương. Qua kết quả điều tra, rà soát, đến nay thị trấn còn 54 hộ nghèo, chiếm 2,38%; hộ cận nghèo là 181 hộ, chiếm 7,97%.
Sản phẩm hương bài thị trấn Yên Cát đã được công nhận OCOP 3 sao.
Bà Hà Thị Oanh ở khu phố Cát Tiến, thị trấn Yên Cát, đại diện HTX Dịch vụ nông nghiệp hương bài Như Xuân, chia sẻ: HTX có 17 thành viên. Hiện HTX có 2 sản phẩm là hương bài Yên Cát và nụ hương xưa được công nhận OCOP. HTX không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm, góp phần đưa sản phẩm truyền thống đến với thị trường trong và ngoài tỉnh. Từ khi sản phẩm của HTX được công nhận OCOP, giá trị sản phẩm tăng lên, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương, với mức lương trung bình 5 - 6 triệu đồng/người/tháng (7 - 8 triệu đồng/người/tháng theo thời vụ).
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Như Xuân Lê Tiến Đạt chia sẻ: Huyện tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt định hướng sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, xây dựng và quản lý thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Phát triển HTX sản xuất nông nghiệp kiểu mới để đẩy mạnh liên kết phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tạo thành các chuỗi giá trị sản xuất; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các HTX, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại; phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho chủ thể nâng cao năng lực chế biến nông sản, bảo quản, đóng gói bao bì, nhãn mác để tạo thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh cho các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có lợi thế so sánh, phát huy hiệu quả kinh tế và cung cấp nguyên liệu cho sản phẩm OCOP. Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu trong các cơ sở nghề truyền thống, làng nghề truyền thống tham gia sản phẩm OCOP.
Bài và ảnh: Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
2025-05-22 08:30:00
[REVIEW OCOP] Ngọt mát dưa hấu Đồng Quê
-
2025-05-16 16:05:00
Hiệu quả mô hình HTX liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
-
2025-05-15 14:07:00
Lang Chánh ứng dụng chuyển đổi số đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
[REVIEW OCOP] Yến sào xứ Thanh: Sạch từ nguồn, chuẩn từ quy trình
[REVIEW OCOP] Nem Vị Thanh: “Không chỉ là ẩm thực, nem còn là văn hóa”
[REVIEW OCOP] Giò lụa Nhân Huệ: Vị ngon mộc mạc, đậm đà
[REVIEW OCOP] Giòn thơm bánh đa Ái Huyền
“Chìa khóa” nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
[REVIEW OCOP] Nụ hương xưa: Tinh túy của đất trời Như Xuân
[REVIEW OCOP] - Món ngon dân dã của đồng quê xứ Thanh
[REVIEW OCOP] Uống lành, sống xanh cùng Sơn Mộc Trà