Hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao theo chuỗi giá trị
Để từng bước ổn định đầu ra cho sản phẩm lúa gạo, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã tích cực kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân liên kết sản xuất lúa chất lượng cao theo chuỗi giá trị với bà con nông dân.
Người dân xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) ứng dụng cơ giới trong sản xuất chất lượng cao theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp.
Vụ xuân năm 2024 vừa qua, HTX Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xã Xuân Lập (Thọ Xuân) đã phối hợp với Công ty CP Đầu tư - Thương mại Đại Nam (Thiệu Hóa) liên kết với người dân sản xuất bao tiêu 200ha lúa chất lượng cao. Tham gia liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, các hộ dân được ứng dụng kỹ thuật cơ giới hóa đồng bộ khép kín trong quá trình sản xuất. Theo Giám đốc HTX Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xã Xuân Lập Mai Thị Hiền, để bảo đảm cho các chuỗi liên kết sản xuất lúa bền vững, HTX đã đầu tư 2 máy cấy, 2 máy gặt đập liên hợp, 1 máy làm đất, 1 máy sấy lúa. Các hộ dân liên kết sản xuất được HTX cung cấp giống lúa chất lượng cao và các dịch vụ từ khâu làm đất, mạ khay máy cấy, phun thuốc bằng máy bay, cơ giới hóa khâu thu hoạch, tạo thành chuỗi sản xuất khép kín. Ngoài ra, HTX đã phối hợp với các công ty cung ứng giống, vật tư nông nghiệp cung cấp cho người dân theo hình thức trả chậm. Nhờ người dân chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên lúa vụ xuân cho năng suất đạt từ 75 tạ đến 80 tạ/ha. Người dân thu hoạch đến đâu, HTX tổ chức thu mua tại ruộng đến đó. Trong vụ thu mùa 2024, HTX phối hợp với Công ty CP Đầu tư - Thương mại Đại Nam (Thiệu Hóa) sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao và Công ty TNHH vật tư nông nghiệp Hồng Quang (Ninh Bình) sản xuất lúa nếp hương với diện tích gần 250ha. Hiện nay toàn bộ diện tích liên kết đã được HTX cấy máy xong và bà con nông dân đang tập trung bón thúc cho lúa hồi xanh.
Hằng năm, diện tích sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh 227.000ha, năng suất bình quân đạt 59 tạ/ha, tổng sản lượng gần 1,4 triệu tấn. Thời gian qua, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Công ty CP Phát triển nông nghiệp và Khuyến nông Việt Nam và các địa phương trong tỉnh thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ”. Đến nay, dự án đã được triển khai tại xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), xã Trường Xuân (Thọ Xuân), xã Vĩnh Yên (Vĩnh Lộc) và xã Định Tiến (Yên Định) với diện tích 80ha và 262 hộ tham gia. Qua đó, các địa phương đã hình thành được liên kết sản xuất lúa giữa người dân với doanh nghiệp, tạo chuỗi sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh đã hình thành được 4.265ha diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa gạo. Trong đó, sản xuất lúa thương phẩm 3.600ha, sản xuất giống lúa thuần 665ha. Các huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Quảng Xương... đã hình thành được chuỗi liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất bao tiêu sản phẩm lúa gạo. Những doanh nghiệp tích cực tham gia liên kết sản xuất lúa thương phẩm và lúa giống, như: Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty CP Thương mại Sao Khuê, Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, Công ty TNHH Giống cây trồng Bắc Trung Bộ, Công ty CP Tập đoàn Vinaseed, Công ty CP Tập đoàn Thái Bình seed, Công ty TNHH Hồng Quang (tỉnh Ninh Bình), Công ty CP Đầu tư - thương mại Đại Nam (Thiệu Hóa)... Nhìn chung các diện tích liên kết sản xuất lúa chất lượng cao theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân từ 15 đến 20% so với diện tích sản xuất lúa đại trà. Ngoài ra, còn giúp bà con nông dân áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, được sử dụng nhiều giống lúa cho năng suất, sản lượng cao.
Theo ông Vũ Quang Trung, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, nhằm phát triển diện tích liên kết sản xuất lúa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trồng trọt và hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, sản xuất theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trồng trọt của Trung ương, của tỉnh về bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, khuyến khích tích tụ tập trung đất đai để sản xuất quy mô lớn... Cùng với đó, chi cục phối hợp với các địa phương giám sát các tổ chức, cá nhân, HTX triển khai thực hiện các hợp đồng sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao, bền vững.
Bài và ảnh: Lê Hợi
{name} - {time}
-
2024-12-14 11:41:00
Thủ tướng: Khẩn trương triển khai phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
-
2024-12-14 11:19:00
Đóng điện Tổ máy số 2 Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng, vượt tiến độ 18 ngày
-
2024-06-30 07:03:00
Bản tin Tài chính ngày 30/6: Dự báo biến động giá vàng tuần tới
Thu ngân sách Nhà nước sáu tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng
Nâng cao trình độ của người dân ở các vùng sản xuất VietGAP
Số hóa hoạt động quản lý và khai thác hải sản
Thọ Xuân chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất
Vực dậy sau lũ!
Công ty Điện lực Thanh Hóa đảm bảo cung ứng điện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Bản tin Tài chính ngày 29/6: Giá vàng nhẫn tăng nhẹ, USD hạ nhiệt
Phó Thủ tướng: Xử lý trường hợp cố tình đưa hồ sơ mời thầu để hạn chế nhà thầu
Lễ ký kết hợp đồng tín dụng hợp vốn lên đến 80 triệu USD giữa Sao Mai Group và Ngân hàng First Commercial Bank