Ý chí... trên mây
Không vào đại học không phải là tai họa. Đi học nghề nhiều khi cũng là một sự lựa chọn sáng suốt, giảm tải cho các cơ sở đào tạo, giúp tạo ra sự phân luồng ngay từ ban đầu đáp ứng các yêu cầu, phân khúc việc làm của xã hội.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Giữa tháng 5, đã rất gần kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học lắm rồi nhưng chị họ tôi vẫn hy vọng con mình sẽ thi đậu vào những trường đại học “danh giá”.
Tôi mong ý chí của chị tôi lúc này thay thế được khả năng của con trai chị - nhưng đó là một hy vọng vô cùng mỏng manh.
Cháu tôi đã thi thử mấy lần nhưng đều đến ngưỡng 12 điểm là quay đầu. Trong khi, để vào đại học ngành tốt như gia đình chị mong thì phải cần ít nhất trên 10 điểm nữa. Chị vẫn muốn con thử sức qua vài lần thi thử nữa, bởi chị tin phong độ của con chưa đạt đúng “điểm rơi”. Chị vẫn đang cố gắng đồng hành cùng con. Cách mà chị tin rằng sẽ làm thay đổi điểm số là sự “phù phép” của những giáo viên giỏi. Chị thuê hẳn 3 giáo viên có tiếng kèm độc lập cho con chị mỗi ngày. Cháu còn học thêm với giáo viên giỏi trên mạng. Tôi ngán ngẩm, nó sẽ tiếp thu ra sao khi đã mất gốc kiến thức. Nhiều người cũng khuyên chị không nên đặt quá nhiều hy vọng dẫn đến nhồi nhét con mình. Kiến thức chứ có phải cám ngô, bánh đúc đâu. Chị giận nói cậu cứ phá ngang. Cậu chẳng tin vào cháu cậu thì phải tin vào khả năng của các thầy chứ. Cháu cậu nhất định sẽ đậu đại học, ngành tốt hẳn hoi. Cái họ này chục năm nay có đứa trẻ nào lớn lên mà đi làm thợ đâu. Nó cũng thế, không thể khác được.
Giá cháu được chị quan tâm như thế từ khi còn ở tiểu học, THCS, thì bây giờ có phải lo lắng đến thế không. Chị suốt ngày bám quầy thịt ở chợ, điều kiện kinh tế gia đình khá lên, nhưng con chị ngày càng thụt lùi đi. Chị chỉ nhận ra điều đó qua mấy lần cháu thi thử đại học.
Một số người góp ý cho cháu học nghề, nhưng chị nhất quyết không nghe. Học nghề thì suốt đời làm thợ à, ngửa mặt lên với đời sao được. Không biết chị nghĩ thế nào mà lại nói ra điều đó. Bản thân chị cũng có học đại học đâu, lao động tự do dựa vào chợ mà vẫn có điều kiện kinh tế đấy thôi. Có phải ai học đại học ra cũng có việc làm tốt ngay đâu. Mà đâu cứ nhất thiết phải học trường tốt, ngành tốt mới có tương lai tốt. Tương lai tốt do chính mình định đoạt. Kiến thức trong trường quan trọng, nhưng kiến thức, kỹ năng tiếp nhận từ xã hội cũng quan trọng không kém. Đại học chỉ là sự bắt đầu. Việc học không có điểm dừng, đôi khi việc học còn trở nên nhiều hơn sau khi chúng ta đi làm, miễn là chúng ta có ý thức, có khát vọng.
Không vào đại học không phải là tai họa. Đi học nghề nhiều khi cũng là một sự lựa chọn sáng suốt, giảm tải cho các cơ sở đào tạo, giúp tạo ra sự phân luồng ngay từ ban đầu đáp ứng các yêu cầu, phân khúc việc làm của xã hội. Đất nước phát triển cần kỹ sư giỏi, cử nhân tốt, nhưng thợ kỹ thuật tốt cũng luôn có chỗ đứng, thu nhập cao. Chúng ta không nên định kiến, dẫn đến việc xem nhẹ trường nghề và các trường đại học “tốp dưới”, để lao vào các trường “tốp trên”, sau khi không đạt được dẫn đến những cú sốc tâm lý. Tôi sẽ quyết khuyên ngăn, phân tích để mẹ con cháu hiểu, dù chị có giận hơn.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
- 2023-09-25 10:13:00
Ocean Edu tổ chức khảo thí và cấp chứng chỉ quốc tế Cambridge cho hàng ngàn học viên
- 2023-09-25 07:03:00
40.000 giáo viên nghỉ việc, bỏ việc: Cần chính sách tiền lương đặc thù cho giáo dục
- 2022-05-14 18:02:00
Cha truyền con nối gieo chữ vùng cao
Trường Tiểu học Lê Thế Long tổ chức ngoại khóa “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”
Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc ở Hà Trung
Những đứa trẻ vùng cao đi học
Khu đất ký túc xá và trường mầm non thực hành của trường ĐH Hồng Đức cũ sẽ được bàn giao cho TP Thanh Hóa
Học sinh Thanh Hóa lọt vào đội tuyển Quốc gia tham dự Kỳ thi Olympic Toán Quốc tế năm 2022
Huyện Cẩm Thủy chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn
Phát huy vai trò của hội khuyến học các cấp trên địa bàn huyện Yên Định
Ngành giáo dục TP Thanh Hóa tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
Duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi