(Baothanhhoa.vn) - Bên cạnh sự ham học hỏi, sống lành mạnh, có chí hướng của nhiều thanh, thiếu niên, hiện nay vẫn còn một bộ phận thanh, thiếu niên lười học tập, lao động, chỉ đua đòi ăn chơi và sa vào tệ nạn, gây nhức nhối cho xã hội và nỗi lo cho các gia đình.

Phòng chống tệ nạn xã hội trong giới trẻ - cần sự vào cuộc của cả cộng đồng

Bên cạnh sự ham học hỏi, sống lành mạnh, có chí hướng của nhiều thanh, thiếu niên, hiện nay vẫn còn một bộ phận thanh, thiếu niên lười học tập, lao động, chỉ đua đòi ăn chơi và sa vào tệ nạn, gây nhức nhối cho xã hội và nỗi lo cho các gia đình.

Phòng chống tệ nạn xã hội trong giới trẻ - cần sự vào cuộc của cả cộng đồngMột hoạt động truyền thông phòng, chống tội phạm và TNXH vì an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Dễ thấy rằng, với sự xâm nhập của các loại hình văn hóa xấu độc, phim ảnh bạo lực, đồi trụy... đã làm cho một bộ phận thanh, thiếu niên bị tiêm nhiễm, học đòi dẫn đến lối sống sa ngã. Mặt khác, sự thiếu quan tâm của các bậc cha, mẹ cũng là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách sinh hoạt của con em. Không ít thanh, thiếu niên hư hỏng đều có hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ bỏ nhau, hay cha mẹ cùng mải mê vào việc kiếm tiền, “chuộc lỗi” cho sự thiếu trách nhiệm của mình với con cái bằng cách “quẳng” cho chúng những xấp tiền và đáp ứng mọi đòi hỏi của chúng.

Theo ông Lê Chí Cường, Trưởng Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội (TNXH), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, ngoài mặt trái của sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sa ngã của giới trẻ hiện nay đó là sự thiếu quan tâm, chăm lo của gia đình. Chính vì vậy, các bậc làm cha, làm mẹ cần phải suy nghĩ đầy đủ, thấu đáo về nguyên nhân của mối nguy cơ để phòng tránh cho con cái ngay chính trong gia đình mình, trước khi nói đến trách nhiệm của nhà trường và xã hội. Cũng theo ông Cường, nhà trường cần chú trọng hơn đến vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh; phải thường xuyên tổ chức những sân chơi giúp các em tìm hiểu về những tác hại của các TNXH để phòng tránh, nhất là tệ nạn ma túy, HIV/AIDS”.

Khi bàn về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng cần nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, trong đó, đoàn thanh niên cần đóng góp nhiều hơn để cùng với các ngành chức năng giảm thiểu TNXH trong thanh, thiếu niên. Ví như, tăng cường, đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động, xây dựng các mô hình, câu lạc bộ (CLB) như: mô hình phòng chống ma túy, phòng chống TNXH, CLB bạn giúp bạn, tuổi trẻ với pháp luật... Tất cả phải hướng đến từng đối tượng thanh niên, giúp những người chưa vi phạm hiểu rõ về những tác hại và cách phòng, chống TNXH; những người đã trót vi phạm thì sớm dứt bỏ, rời xa.

Được biết, thời gian qua, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Luật Phòng chống ma túy, về TNXH, phòng, chống tội phạm... đến đông đảo đoàn viên, thanh niên, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tập trung tổ chức hiệu quả các phong trào hành động cách mạng của đoàn - hội, các cuộc vận động, mô hình, CLB tại cộng đồng, như: Cuộc vận động “Xây dựng hình ảnh đẹp của thanh niên Thanh Hóa trong thời kỳ mới”; diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích” và các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao góp phần xây dựng nếp sống đẹp trong đoàn viên, thanh niên... Thống kê của Tỉnh đoàn cho thấy, hiện toàn tỉnh đang duy trì hiệu quả hơn 250 CLB, như CLB “Thanh niên phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy, tội phạm giết người”, “CLB phòng chống ma túy, mại dâm”, “CLB tuổi trẻ với pháp luật”, “CLB thanh niên xung kích phòng chống ma túy”...

Cùng với đoàn thanh niên, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh cũng đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các CLB, mô hình phòng, chống TNXH. Đặc biệt, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng trẻ em trong các gia đình nghèo vướng vào các TNXH, nhất là tệ nạn ma túy, các cấp hội đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế với nhiều hoạt động thiết thực như: đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho hội viên, phụ nữ và con em gia đình khó khăn; hỗ trợ các gia đình hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ đơn thân, tàn tật; phân công đỡ đầu chủ hộ là phụ nữ nghèo dưới nhiều hình thức như cho vay vốn, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi... Cùng với đó, duy trì và nâng cao hiệu quả các mô hình ở đơn vị trọng điểm như mô hình “Đường dây nóng phát hiện và tố giác tội phạm” ở huyện Nông Cống và Như Xuân; mô hình “Không có con em vi phạm pháp luật và TNXH” ở huyện Nga Sơn; “Tổ phụ nữ giúp chồng, con cai nghiện ma túy thành công, không tái nghiện” tại huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa...

TNXH không chỉ là vấn đề của gia đình và nhà trường, mà còn là nỗi lo chung của toàn xã hội. Phòng ngừa, ngăn chặn TNXH trong giới trẻ là vấn đề đã và đang được đặt ra hiện nay. Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cần có sự quyết tâm cao, cùng những giải pháp thiết thực, cụ thể của ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền, của mỗi gia đình và nhà trường. Đặc biệt, bản thân mỗi thanh, thiếu niên phải tự nhận thức và xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và tích cực, chủ động phòng, tránh TNXH.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]