(Baothanhhoa.vn) - Nhằm phát triển du lịch mang bản sắc văn hóa riêng, có điểm nhấn là các di tích văn hóa, tâm linh và làng nghề truyền thống, từ đó thu hút khách du lịch đến tham quan, kéo dài thời gian lưu trú tại địa phương, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2022-2030.

Phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2022-2030

Nhằm phát triển du lịch mang bản sắc văn hóa riêng, có điểm nhấn là các di tích văn hóa, tâm linh và làng nghề truyền thống, từ đó thu hút khách du lịch đến tham quan, kéo dài thời gian lưu trú tại địa phương, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2022-2030.

Phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2022-2030

Cụ thể, về khách du lịch, phấn đấu đến năm 2025 huyện Thiệu Hóa đón khoảng 92.650 lượt khách du lịch, trong đó có 90.600 lượt khách nội địa, 2.050 lượt khách quốc tế; đến năm 2030 đón 233.460 lượt khách, trong đó có 225.450 lượt khách du lịch nội địa, 8.010 lượt khách quốc tế.

Về tổng thu từ du lịch, đến năm 2025 đạt tổng thu từ khách du lịch đạt 81.000 triệu đồng, trong đó tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 78.800 triệu đồng, khách quốc tế đạt 2.200 triệu đồng; đến năm 2030 đạt tổng thu từ khách du lịch đạt 281.240 triệu đồng, trong đó, tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 270.200 triệu đồng, khách quốc tế đạt 11.040 triệu đồng. Doanh thu từ du lịch đóng góp 0,9% trong tỷ trọng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Về số cơ sở lưu trú, đến năm 2025 huyện Thiệu Hóa có 31 cơ sở lưu trú với 265 phòng; đến năm 2030, huyện Thiệu Hóa có 50 cơ sở lưu trú với 450 phòng.

Về điểm du lịch, đến năm 2025, huyện Thiệu Hóa có khoảng 8 - 10 điểm du lịch; đến năm 2030, huyện Thiệu Hóa có khoảng 11-15 điểm du lịch.

Về lao động du lịch, đến năm 2025 toàn huyện có khoảng 1.410 lao động tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó có 360 lao động trực tiếp; đến năm 2030, toàn huyện có khoảng 2.730 lao động tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó có 680 lao động trực tiếp.

Về văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương; duy trì và khôi phục, phát triển các làng thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống; tiếp tục giữ gìn, phát huy giá trị các điểm đến: Làng nghề đúc đồng Trà Đông, làng bánh đa làng Chòm và làng dệt nhiễu Hồng Đô.

Mục tiêu về môi trường, phát triển du lịch gắn với giữ gìn, đảm bảo cảnh quan môi trường, trong đó 100% nước thải và nước sinh hoạt của người dân được thu gom, xử lý theo đúng tiêu chuẩn, có hệ thống xử lí nước thải từ các khu công nghiệp, sinh hoạt của người dân; đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện có nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

UBND tỉnh đề nghị UBND huyện Thiệu Hóa là đơn vị chủ trì, có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tham mưu cho Huyện ủy, HĐND huyện ban hành các nghị quyết, chính sách phát triển du lịch để cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Đề án và ưu tiên cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]