(Baothanhhoa.vn) - Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trên địa bàn tỉnh có 1.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động; 110.000 lao động phải ngừng việc và 9.000 lao động phải chấm hợp đồng lao động. Ước có 60.000 hộ kinh doanh tạm ngừng và dừng hoạt động, ảnh hưởng đến thu nhập của hơn 75.000 lao động. Ngoài ra còn có khoảng trên 10.000 lao động phi chính thức thuộc 7 nhóm đối tượng theo Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND ngày 30-8-2021 của UBND tỉnh bị ảnh hưởng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phục hồi và phát triển thị trường lao động

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trên địa bàn tỉnh có 1.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động; 110.000 lao động phải ngừng việc và 9.000 lao động phải chấm hợp đồng lao động. Ước có 60.000 hộ kinh doanh tạm ngừng và dừng hoạt động, ảnh hưởng đến thu nhập của hơn 75.000 lao động. Ngoài ra còn có khoảng trên 10.000 lao động phi chính thức thuộc 7 nhóm đối tượng theo Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND ngày 30-8-2021 của UBND tỉnh bị ảnh hưởng.

Phục hồi và phát triển thị trường lao động

Đại diện một doanh nghiệp phát tờ rơi tại hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động huyện Bá Thước trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong cách ly.

Thực trạng thị trường lao động

Hiện toàn tỉnh có 15.907 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 78 doanh nghiệp Nhà nước, 96 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 15.733 doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Số doanh nghiệp này sử dụng khoảng 320.100 lao động. Song, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp không đạt như kỳ vọng, hầu hết các doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất đề ra. Việc làm, tiền lương, chế độ cho người lao động, quan hệ lao động ở các doanh nghiệp tuy chưa có phát sinh phức tạp, nhưng thu nhập của người lao động có xu hướng giảm so với các năm trước, bởi không có nhiều đơn hàng nên doanh nghiệp không tăng ca mà chỉ cố gắng duy trì việc làm cho người lao động.

Mặt khác, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 4-2021, số lượng lao động từ vùng dịch trở về địa phương lớn, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, đã tạo ra nhiều áp lực cho chính quyền cơ sở trong công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm. Nhiều người lao động còn tâm lý e ngại, chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường lao động do lo sợ dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Trong khi việc bố trí kinh phí để chi trả hỗ trợ cho các đối tượng cũng như hỗ trợ tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn bởi Thanh Hóa là địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.

Tín hiệu khả quan

Trước tác động tiêu cực đến thị trường lao động trong nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phục hồi thị trường lao động. Tại Thanh Hóa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Đồng thời tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, góp phần hỗ trợ bảo đảm đời sống của người dân, người lao động. Đối với thị trường lao động đã và đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, thể hiện ở số lao động được tạo việc làm mới tăng và số hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh giảm so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến cuối tháng 10, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 45.350 lao động, tăng 14,4% so với cùng thời điểm năm 2020. Số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 17.823 người, giảm 34,5% so với cùng thời điểm năm 2020.

Theo khảo sát của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và Trung tâm dịch vụ việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay là khoảng trên 35.000 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 70%, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc có nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn, như: Công ty TNHH Giày ROLLSPORT 1 Việt Nam tuyển 1.100 lao động; Công ty TNHH Giày Aleron Hoàng Long tuyển 2.000 lao động; Công ty TNHH Giày ROLLSPORT 2 Việt Nam tuyển 3.700 lao động; Công ty TNHH MTV TCE JEAN tuyển 1.100 lao động; Công ty TNHH Giày SUNJADE tuyển 1.500 lao động; Công ty TNHH NY Hoa Việt tuyển 2.000 lao động... chính là cơ hội thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm.

Giải pháp căn cơ

Trước mắt, tỉnh tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; đẩy nhanh tốc độ tiêm phòng vắc-xin trên địa bàn tỉnh, hướng tới đạt được miễn dịch cộng đồng để duy trì sản xuất, ngăn chặn tình trạng đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Ngành lao động – thương binh và xã hội tập trung rà soát, xây dựng báo cáo cụ thể về tình hình lao động để nắm bắt thực trạng, nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động. Phát huy vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh trong việc tổ chức thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, về nhu cầu tuyển dụng lao động, thông tin người tìm việc; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, nhất là các phiên giao dịch việc làm trực tuyến để hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động. Tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong tỉnh trong việc cung ứng và tuyển dụng lao động để tạo sự kết nối, liên thông trong chuỗi cung ứng lao động.

Việc phục hồi và phát triển thị trường lao động vẫn đang là một thách thức lớn, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Vì vậy, thời gian tới, các sở, ngành liên quan tiếp tục chủ động nắm bắt thông tin thị trường lao động, hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động, đẩy mạnh phục hồi và phát triển thị trường lao động. Các địa phương trong tỉnh tổ chức khảo sát, nắm tình hình, số lượng, phân loại đối tượng người lao động địa phương trở về từ vùng dịch có nhu cầu việc làm, học nghề. Phối hợp, tạo điều kiện để Trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động tổ chức các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, các phiên giao dịch việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch. Lựa chọn và ký hợp đồng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho lao động trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng để triển khai thực hiện và chỉ đào tạo nghề khi đã xác định rõ nhu cầu của người học để áp dụng vào thực tiễn. Giải pháp đào tạo, giáo dục nghề nghiệp phải phù hợp với nhu cầu tuyển dụng thực tế của xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách xuất khẩu lao động...

Tin rằng, với các giải pháp căn cơ, đồng bộ của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự chung sức, đồng lòng của các doanh nghiệp, ý chí quyết tâm của người lao động, việc phục hồi và phát triển thị trường lao động sẽ khả quan hơn.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]