(Baothanhhoa.vn) - Sản xuất rau sạch, rau an toàn (RAT) là một trong những định hướng trọng điểm của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhằm hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung xây dựng các mô hình sản xuất RAT đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đẩy mạnh sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao

Sản xuất rau sạch, rau an toàn (RAT) là một trong những định hướng trọng điểm của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhằm hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung xây dựng các mô hình sản xuất RAT đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đẩy mạnh sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ caoMô hình trồng rau an toàn tại HTX rau an toàn Hoằng Hợp (Hoằng Hóa).

Ngay từ khi bắt tay vào sản xuất, các xã viên của HTX rau an toàn Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) đã được cán bộ mặt trận cùng với cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn sản xuất rau theo quy trình VietGAP. Đến nay HTX đã mở rộng lên 24,5 ha trồng rau trên địa bàn 6 thôn: Phú Quý, Lộc Thọ, Lộc Bính, Minh Quang, Lộc Ất và Quỳ Thanh, được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông lâm, thủy sản Thanh Hóa chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Trong đó có 17,17 ha rau màu hàng hóa đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP nhãn xanh cấp theo Quyết định số 424/QĐ-TTKHCN ngày 29-10-2013 cho 12 loại rau. Hiện các loại rau trên đã được dán tem nhãn và tiêu thụ trên các thị trường như Siêu thị BigC, Co.op Mart, chợ thực phẩm sạch Tây Thành, trung tâm rau an toàn Tân Thành Phát, Khu Công nghiệp Lễ Môn, Chợ đầu mối rau quả, thực phẩm Đông Hương... Bà Lê Thị Yên, thành viên HTX chia sẻ: Trồng RAT tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt như nguồn đất phải sạch, không nhiễm các hóa chất độc hại đối với con người và môi trường; quy trình trồng rau sạch khá khắt khe, chỉ được dùng phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, nguồn nước sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Trồng rau sạch theo hướng tập trung tuy có nhiều quy định ràng buộc, nhưng an toàn với cả người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, hiện 1 sào RAT cho lợi nhuận 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Thời gian qua, với sự hỗ trợ của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thiệu Hưng, người dân thị trấn Thiệu Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật để mở rộng diện tích vùng sản xuất RAT. Khi tham gia mô hình, người dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP; không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Từ đó, người dân cũng dần thay đổi tư duy sản xuất, có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch sản xuất và đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng trọt được hướng dẫn. Hiện thị trấn Thiệu Hóa đã xây dựng được mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn, với diện tích 25 ha; trong đó, có 16,7 ha đã được công nhận tiêu chuẩn VietGAP. Theo tính toán của các hộ dân, sản xuất theo phương pháp truyền thống thì 1 ha rau màu thu nhập gần 300 triệu đồng/năm, khi áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha/năm.

Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển vùng sản xuất RAT, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã hình thành và phát triển được hơn 120 vùng sản xuất RAT chuyên canh tập trung, với tổng diện tích khoảng 14.860 ha, sản lượng đạt gần 600.000 tấn mỗi năm. Trong đó, diện tích RAT áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 5.000 ha, sản lượng khoảng 180.600 tấn mỗi năm. Để phát triển sản xuất RAT, quy hoạch thành các vùng chuyên canh bền vững, điều đầu tiên là cần xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm RAT. Đồng thời, đầu tư có trọng điểm các vùng trồng rau truyền thống, có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện để sản xuất RAT, thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm để nhân ra diện rộng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ phát triển vùng RAT trên địa bàn, như: Diện tích sản xuất RAT tập trung, chuyên canh có quy mô từ 3 ha trở lên đối với vùng đồng bằng, ven biển hoặc 2 ha tập trung trở lên đối với vùng miền núi được hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm RAT, với mức hỗ trợ 170 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bằng, ven biển và 200 triệu đồng/ha đối với vùng miền núi; hỗ trợ kinh phí chứng nhận VietGAP cho RAT, với mức hỗ trợ 7 triệu đồng/ha...

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]