(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Mỗi người lao động, dù là lao động trí óc, lao động sản xuất hay lao động quản lý có lòng yêu nước, yêu chế độ đều nhận thức được “thi đua ái quốc” là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và lợi ích cho làng, cho nước, cho dân tộc”. Khắc ghi lời Bác dạy, mỗi người dân đất Việt nói chung, quê hương Thanh Hóa nói riêng luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, lao động sản xuất với tâm thế như một “người chiến sĩ” đấu tranh trên khắp các mặt trận: Kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, quốc phòng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Muôn hoa thắm sắc...

Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Mỗi người lao động, dù là lao động trí óc, lao động sản xuất hay lao động quản lý có lòng yêu nước, yêu chế độ đều nhận thức được “thi đua ái quốc” là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và lợi ích cho làng, cho nước, cho dân tộc”. Khắc ghi lời Bác dạy, mỗi người dân đất Việt nói chung, quê hương Thanh Hóa nói riêng luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, lao động sản xuất với tâm thế như một “người chiến sĩ” đấu tranh trên khắp các mặt trận: Kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, quốc phòng...

Muôn hoa thắm sắc...

Thạc sĩ Hoàng Tuấn Anh, giáo viên Khoa Điện tử – Điện lạnh, Trường Cao đẳng nghề Thanh Hóa ứng dụng mô hình điều khiển, giám sát các trạm cơ điện tử kết nối profibus trên thiết bị smart vào giảng dạy, hướng dẫn sinh viên trong tiết học thực hành. Ảnh: H.T

Chúng tôi gặp Thạc sĩ Hoàng Tuấn Anh, giáo viên Khoa Điện tử - Điện lạnh (Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa) giữa những ngày bộn bề công việc. Thời gian này, ngoài công tác chuyên môn, thầy Tuấn Anh được lãnh đạo trường tin tưởng, tín nhiệm cử vào ban thư ký - hội đồng kiểm định chất lượng của trường. Được biết, trước khi công tác tại Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa, thầy Tuấn Anh đã có thời gian làm nhân viên, sau đó là trưởng ca sản xuất, Phân xưởng Năng lượng và Cơ điện thuộc Công ty Kính nổi Viglacera (Bình Dương). Bên cạnh việc được đào tạo bài bản, chuyên sâu, chính kinh nghiệm đúc kết, trau dồi từ thực tiễn lao động sản xuất đã trở thành nền tảng vững chắc giúp Tuấn Anh phát huy hết năng lực của bản thân, từng bước phát triển trong môi trường giáo dục nghề nghiệp.

Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao, thầy luôn tâm niệm một điều rằng: “Phải hết lòng truyền thụ kiến thức và kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên để những năm tháng học tập tại trường trở thành “hành trang”, bước đệm vững chắc cho các em tự tin bước vào đời”. Thầy Tuấn Anh luôn chăm chút, tỉ mỉ trong từng bài giảng, tiết học, chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức, khơi dậy niềm yêu thích, đam mê học hỏi, rèn luyện kỹ năng nghề. Khi đảm nhận công tác chủ nhiệm, bản thân thầy luôn quan tâm, sát sao, gần gũi, tích cực chia sẻ, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em với tư cách là “một người bạn lớn”, là cầu nối giữa nhà trường - học sinh, sinh viên - gia đình các em và giữa các giáo viên bộ môn với học sinh, sinh viên.

Với đặc thù của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thời gian thực hành chiếm tới 70% thời lượng học tập của học sinh, sinh viên, theo phương châm “học đi đôi với hành”, thầy Tuấn Anh đặc biệt coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm và cải tiến phương pháp giảng dạy; coi hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cũng là cơ hội để có thể tự học hỏi, hoàn thiện và khẳng định bản thân. Thầy Tuấn Anh cho biết: “Điều này không chỉ tạo điều kiện cho giảng viên, học sinh, sinh viên tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà còn góp phần khắc phục một phần tình trạng máy móc, thiết bị hư hỏng, lạc hậu, làm phong phú thêm học cụ phục vụ cho các tiết học thực hành của thầy và trò trong trường.

Trong nhiều năm liền, thầy Tuấn Anh liên tục có nhiều đề tài, sáng kiến kinh nghiệm hay, không chỉ nhận được sự hưởng ứng, đánh giá tích cực từ phía hội đồng nhà trường mà còn đạt giải cao trong các hội thi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đặc biệt, năm 2019, sau quá trình nghiên cứu, chỉnh sửa, nâng cấp, mô hình điều khiển, giám sát các trạm cơ điện tử kết nối profibus trên thiết bị smart được lựa chọn tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh, cấp quốc gia và giành được giải thưởng cao: Giải Nhất Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh (5-2019), giải Nhì Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI năm 2019 (9-2019). Nhờ sự cố gắng, nỗ lực bền bỉ ấy, năm 2019, thầy Tuấn Anh vinh dự có mặt trong đoàn đại biểu nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu được gặp gỡ Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tại Phủ Chủ tịch nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Mang quân hàm Trung úy trên vai, nơi đầu tiên Lê Việt Dũng nhận nhiệm vụ là Tiểu đoàn hỗn hợp Đảo Mê (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa). Đảo Hòn Mê xinh đẹp và anh hùng - “chiến hạm nổi” nơi tiền tiêu của tỉnh Thanh Hóa, đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Nhưng đó cũng là cái tên gợi lên bao nhọc nhằn, gian khó, xa xôi, cách trở. Dũng bảo: “Tuy điều kiện công tác, đời sống của cán bộ, chiến sĩ trên đảo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng bản thân đã được rèn giũa, huấn luyện bài bản, nghiêm khắc trong môi trường quân đội nên tôi không cảm thấy quá nhiều áp lực hay lo lắng”.

Lạc quan, kiên định, nhiệt huyết... Trải qua quá trình phấn đấu với nhiều cương vị công tác: Trung đội trưởng của một trung đội pháo (10-2017), trợ lý tham mưu của tiểu đoàn thuộc Tiểu đoàn hỗn hợp Đảo Mê, Phó Đại đội trưởng, Đại đội hỗn hợp Đảo Nẹ (9-2019), Đại đội trưởng, Đại đội hỗn hợp Đảo Nẹ, cùng thời điểm này được phong quân hàm Thượng úy (8-2020), Dũng ngày càng chứng tỏ được năng lực, tư chất của người chỉ huy đơn vị. Nhận nhiệm vụ nơi đảo xa, quanh năm bầu bạn với mênh mông sóng nước nhưng đối với Dũng và những người lính đảo nói chung, chẳng điều gì có thể lung lay, xô ngã được ý chí phấn đấu, tinh thần quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biển đảo quê hương, luôn sát cánh cùng với ngư dân vươn khơi, bám biển. So với những ngày đầu nhận công tác tại Đảo Mê, giờ đây, Dũng đã là một chỉ huy đơn vị được rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn hoạt động, có kinh nghiệm, bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng đương đầu, chịu trách nhiệm trước mọi thử thách, “gió to sóng cả”.

Không chỉ phát huy tốt vai trò, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; với tinh thần, ý chí phấn đấu của người đảng viên trẻ, nhiều năm liền, Dũng đều được đánh giá là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến, Chiến sĩ thi đua, Thanh niên tiên tiến. Năm 2020, Dũng vinh dự được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2018 - 2019; Giấy khen trong đợt thi đua cao điểm “Đoàn kết, lập công, quyết thắng” chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2020); 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2020) do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức.

Đâu chỉ có Thạc sĩ Hoàng Tuấn Anh, Thượng úy Lê Việt Dũng, vườn hoa thi đua yêu nước của tỉnh Thanh Hóa là nơi hội tụ của nhiều gương mặt ưu tú, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, công tác, học tập, lao động, sản xuất, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh nhà nói riêng và công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung. Từ miền xuôi, miền biển lên đến miền núi rừng xa xôi, dẫu cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn nỗ lực hòa mình vào phong trào thi đua yêu nước bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa. Ví như cái cách mà ông Thao Văn Dia, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Mùa Xuân (xã Sơn Thủy, Quan Sơn) không ngừng phấn đấu. Nhiều năm qua, ông đã làm tốt công tác lãnh, chỉ đạo người dân trong bản duy trì khối đại đoàn kết, cùng nhau thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, ông phối hợp với chính quyền các cấp vận động người dân thay đổi tập quán canh tác nông nghiệp lạc hậu, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ đồng bào người Mông cũng như nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội; từ đó góp phần làm nên diện mạo mới cho một bản làng, giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự, an ninh - quốc phòng nơi phên dậu của Tổ quốc.

Tỉnh Thanh Hóa tự hào với hình ảnh cụ bà hơn 80 tuổi, tóc bạc phơ - Đỗ Thị Mơ (thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, Thường Xuân) đạp xe lên UBND xã đề nghị chính quyền địa phương giải quyết cho cụ được ra khỏi danh sách hộ nghèo khiến ai ai cũng phải nể phục. Với tinh thần tuổi cao – gương sáng, cụ sống lạc quan, yêu đời, yêu người và đầy kiêu hãnh, tự trọng. Ở cụ, chúng ta nhìn thấy tinh thần, ý chí, tấm lòng chung của những bà mẹ Việt Nam. Ẩn sâu trong đó là nét hào sảng, kiên cường, phóng khoáng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng mang đậm cá tính người xứ Thanh. Câu chuyện, hình ảnh về cụ đã trở thành ngọn lửa cảm hứng, truyền đi thông điệp sống đẹp với sức thu hút, lan tỏa mạnh mẽ để các thế hệ cháu con noi theo.

5 năm – một chặng đường! Phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển mới, gặt hái những thành tích đáng tự hào và được minh chứng sinh động, chân thực nhất thông qua từng câu chuyện, hình ảnh của các cá nhân tiêu biểu.

Hương Thảo


Hương Thảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]