COP16 đề cao vai trò của cuộc chiến chống suy giảm đa dạng sinh học
Bộ trưởng Môi trường Colombia cho rằng hội nghị COP16 đã đạt được mục tiêu ban đầu là nâng tầm vấn đề đa dạng sinh học và đặt điều này ngang hàng với vấn đề khí hậu.
Bộ trưởng Môi trường Colombia Susana Muhamad. (Nguồn: UN)
Ngày 28/10, Bộ trưởng Môi trường Colombia Susana Muhamad, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học (COP16) đang diễn ra ở thành phố Cali, thông báo các nước thành viên đã nhất trí đặt vấn đề chống tình trạng suy giảm đa dạng sinh học ngang hàng với tầm quan trọng của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Muhamad cho rằng hội nghị đã đạt được mục tiêu ban đầu là nâng tầm vấn đề đa dạng sinh học và đặt điều này ngang hàng với vấn đề khí hậu.
Bà cũng kêu gọi sự ủng hộ đối với Quỹ Khung đa dạng sinh học toàn cầu (GBFF), dành riêng để hỗ trợ đầu tư vào bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu và giúp mở rộng quy mô tài chính. Điều này tạo thuận lợi cho việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF), được thông qua tại COP15 diễn ra ở Canada năm 2022.
GBF đưa ra lộ trình đầy tham vọng để đạt được tầm nhìn toàn cầu về một thế giới sống hòa hợp với thiên nhiên vào năm 2050. Nội dung chính của GBF đặt ra 23 mục tiêu, nhằm ngăn chặn và đảo ngược tình trạng suy giảm đa dạng sinh học từ nay đến năm 2030, trong đó có việc khôi phục và bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và biển của hành tinh từ nay đến năm 2030, ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài động, thực vật do các hành động của con người gây ra.
Cùng ngày, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông báo cho biết 7 nước gồm Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, New Zealand, Na Uy, Anh và chính quyền tỉnh Quebec của Canada đã cam kết tài trợ 163 triệu USD để tăng cường năng lực tài chính cho GBFF, nâng tổng số tiền đã cam kết cho quỹ lên khoảng 400 triệu USD.
Ngoài 7 quốc gia trên, trước đó GBFF đã nhận được cam kết đóng góp của Canada, Nhật Bản, Luxembourg và Tây Ban Nha. Tỉnh Quebec là chính quyền địa phương đầu tiên tham gia đóng góp cho quỹ này.
Dự kiến trong ngày 29/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và 6 nguyên thủ quốc gia cùng 115 bộ trưởng sẽ tham dự hội nghị COP16 để thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm sự đồng thuận về các cơ chế giám sát và tài trợ nhằm đạt được 23 mục tiêu của GBF.
Diễn ra từ ngày 21/10 - 1/11/2024 tại thành phố Cali của Colombia, COP16, với chủ đề “Hòa bình với thiên nhiên,” nhằm kêu gọi các nước hành động nhanh chóng và hỗ trợ tài chính nhằm đảo ngược sự tàn phá nghiêm trọng mà con người gây ra đối với đa dạng sinh học.
Theo Ban tổ chức, COP16 đã thu hút sự tham gia kỷ lục với 23.000 đại biểu đã đăng ký, khoảng 1.200 nhà báo cùng hàng nghìn nhà hoạt động môi trường./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-11-21 15:08:00
Xu thế thời tiết từ nay đến ngày 20/12 trên phạm vi cả nước có gì đáng lưu ý?
-
2024-10-29 08:32:00
Khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển năm 2023 cao kỷ lục
Dự báo thời tiết ngày 29/10: Cả nước có mưa, Thanh Hóa trời lạnh
Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường
Dự báo thời tiết ngày 28/10: Miền Bắc trở lạnh, miền Trung mưa dông
Quản lý chất thải nhựa - sự thay đổi đến từ thói quen hành vi
Bão số 6 sẽ chuyển hướng, gây mưa lớn từ Quảng Bình đến Đà Nẵng
Dự báo thời tiết ngày 27 / 10 : Thanh Hoá mây thay đổi, mưa rào và dông vài nơi
Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi
Dự báo thời tiết ngày 26/10: Ảnh hưởng bão Trà Mi, Thanh Hóa có mưa dông vài nơi
Bão số 6 tiếp tục mạnh lên, hướng đi phức tạp