(Baothanhhoa.vn) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo thời tiết khí tượng thủy văn Quốc gia, trong thời gian tới, khu vực phía Đông Bắc bộ, Hòa Bình và Thanh Hóa có khả năng có mưa vừa, mưa to và có nơi mưa rất to. Trên địa bàn tỉnh có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo thời tiết khí tượng thủy văn Quốc gia, trong thời gian tới, khu vực phía Đông Bắc bộ, Hòa Bình và Thanh Hóa có khả năng có mưa vừa, mưa to và có nơi mưa rất to. Trên địa bàn tỉnh có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt

Mưa lớn đợt cuối tháng 7/2024 gây ngập diện tích lúa trên địa bàn xã Nga An (Nga Sơn).

Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 4753/SNN&PTNT-TT&BVTV đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo một số nội dung sau:

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi tổ chức huy động nhân lực, máy móc thu hoạch nhanh các loại cây trồng nhất là lúa, ngô đã chín từ 80% trở lên, các loại cây màu đã đến kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; nhất là các vùng trũng thấp có nguy cơ ngập úng nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lớn và dông, lốc gây ra.

Kiểm tra mực nước trên mặt ruộng, đối với diện tích lúa đã chín từ 80% trở lên và diện tích lúa chưa đến thời gian thu hoạch ở vùng trũng thấp có nguy cơ ngập úng cần tiêu kiệt nước đệm trên mặt ruộng, nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng. Đối với diện tích lúa chưa đến kỳ thu hoạch ở vụng không có nguy ngập úng, cần duy trì nước mặt ruộng để cây sinh trưởng phát triển tốt.

Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt

Lũ quét gây sạt lở tại huyện Quan Hoá tháng 7/2024.

Vùng có nguy cơ ngập úng cần tu sửa, bảo trì máy móc, nạo vét, khơi thông hệ thống tiêu để sẵn sàng tiêu úng khi mưa lớn gây ngập úng. Khẩn trương tiêu cạn nước mặt ruộng; nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu đảm bảo tiêu nước nhanh gọn.

Theo dõi sát diễn biến thời tiết, phân công cán bộ bám sát cơ sở, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho nông dân về các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc, khôi phục sản xuất để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết bất thường gây ra.

Lê Hoà


Lê Hoà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]