(Baothanhhoa.vn) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, huyện Vĩnh Lộc đã triển khai thực hiện cơ bản các nhiệm vụ trọng tâm về đổi mới căn bản, toàn diện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Bước tiến trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở huyện Vĩnh Lộc

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, huyện Vĩnh Lộc đã triển khai thực hiện cơ bản các nhiệm vụ trọng tâm về đổi mới căn bản, toàn diện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Bước tiến trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở huyện Vĩnh LộcGiờ học của cô và trò Trường Mầm non Vĩnh Khang (xã Ninh Khang).

Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW, các cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục đã kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch cụ thể hóa thực hiện nghị quyết và triển khai đồng bộ trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Các cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục đã tập trung chỉ đạo khá tốt việc triển khai thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông thay sách giáo khoa và phương pháp giáo dục theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm phát huy tư duy sáng tạo tích cực của học sinh, đảm bảo hài hòa đức - trí - thể - mỹ, dạy người, dạy chữ, dạy nghề theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, cấp học được củng cố, kiện toàn theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới dạy học. Công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên được tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình thức như: học tập qua trường học kết nối, tập huấn luyện môn theo hình thức trực tuyến, tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn liên trường, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, sinh hoạt chuyên môn cấp huyện...

Đến nay, 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và thực hiện đánh giá Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Toàn huyện vẫn giữ vững các tiêu chuẩn về Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đối với cấp tiểu học, tập trung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình; điều chỉnh nội dung phù hợp với yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý học sinh tiểu học; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý; thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các lớp 1, 2, 3...

Đối với cấp THCS, công tác tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục hàng năm được tiến hành đồng bộ, triển khai việc tổ chức và quản lý sinh hoạt chuyên môn trên Website “Truonghocketnoi.edu.vn”; có 100% cán bộ quản lý, giáo viên và khoảng trên 68% học sinh các trường THCS được cấp tài khoản để trao đổi, truy cập hệ thống thông tin trên mạng; tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, sinh hoạt chuyên môn liên trường, cụm trường... Đối với cấp THPT, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm hơn. Công tác chỉ đạo điều hành của cán bộ quản lý có chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục mũi nhọn có bước phát triển. Hàng năm, trong kỳ thi THPT quốc gia đều có tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp khá cao (năm 2020 đạt 97,8%, năm 2021 đạt 97,37%, năm 2022 đạt 97,7%). Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học được cấp ủy các địa phương đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, đến nay toàn huyện đã có 615/668 (đạt 92,1%) phòng học kiên cố, 179 phòng học chức năng; trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư theo hướng hiện đại, đạt chuẩn quốc gia, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; 100% các trường phổ thông đều có phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập được trang bị đủ thiết bị dạy học; 100% các trường có nhà vệ sinh phù hợp; 100% trường THCS có phòng máy vi tính; 50% trường tiểu học có phòng học Tin học.

Trao đổi với Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc Trần Văn Sơn, được biết, để đạt được kết quả trên, ngành giáo dục đã triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục. Theo đó, các cơ sở giáo dục đã tập trung chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu truyền thụ kiến thức sang giáo dục bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực người học, từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở. Trong dạy học đã tăng cường các hoạt động giáo dục thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức trong nhà trường ở các cấp học nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực, phát triển năng khiếu và hình thành kỹ năng sống, góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục toàn diện.

Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả. Từ năm 2016 đến nay huyện luôn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, Phổ cập THCS mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2. Trong triển khai thực hiện cũng đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Tất cả các trường phổ thông trên địa bàn triển khai thực hiện đưa lịch sử truyền thống vào chương trình giảng dạy. Thông qua công tác giảng dạy, học sinh được trang bị thêm kiến thức về lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương; khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc...

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Vĩnh Lộc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác GD&ĐT; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến GD&ĐT. Quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống; kết hợp hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả GD&ĐT. Tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tăng cường trang bị đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa; đảm bảo đến năm 2030 có 100% số trường có thư viện đạt chuẩn...

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]