(Baothanhhoa.vn) - Quá trình đàm phán Nga-Mỹ liên quan đến vấn đề Ukraine đang bắt đầu. Theo Reuters, sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, các quan chức Nga-Mỹ có thể sẽ gặp nhau lần đầu tiên tại Saudi Arabia trong những ngày tới. Giới phân tích cho rằng, cục diện trên bàn đàm phán có vẻ như đang nghiêng về phía Nga.

Bên hưởng lợi, phía thiệt hại

Quá trình đàm phán Nga-Mỹ liên quan đến vấn đề Ukraine đang bắt đầu. Theo Reuters, sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, các quan chức Nga-Mỹ có thể sẽ gặp nhau lần đầu tiên tại Saudi Arabia trong những ngày tới. Giới phân tích cho rằng, cục diện trên bàn đàm phán có vẻ như đang nghiêng về phía Nga.

Bên hưởng lợi, phía thiệt hại

Với cục diện chiến sự đang diễn biến gay go, ác liệt như hiện nay, bất kỳ dự báo nào về cuộc xung đột Nga-Ukraine là khó khả thi do có quá nhiều biến số, yếu tố và quy trình có thể cản trở hoặc đẩy nhanh quá trình này. Tuy nhiên, có vẻ như lợi thế hiện đang nghiêng về phía Nga.

Trước hết, chính quyền Tổng thống Donald Trump dường như đã hành động mà không quan tâm đến tiếng nói của các đồng minh châu Âu của mình. Washington không những không tổ chức hội nghị thượng đỉnh sơ bộ với phương Tây để sau đó tiến hành cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin với những yêu cầu thống nhất và được đồng thuận, mà Tổng thống Donald Trump thậm chí còn không thông báo cho châu Âu về kế hoạch tổ chức cuộc điện đàm. Ngày 12/2, sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ, toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) cảm thấy bị “sốc” vì sự “ngó lơ” của Mỹ đối với lợi ích của châu Âu. Trên thực tế, khái niệm “tập thể” của phương Tây đã bị giáng một đòn mạnh.

Mặc dù vấn đề an ninh châu Âu sẽ không thể được giải quyết nếu như không có sự tham gia của họ trên bàn đàm phán, song rõ ràng, vai trò, vị thế của EU trong mắt người Mỹ, cũng như trong vấn đề Ukraine hiện nay, đang suy giảm nghiêm trọng. Điều này có thể sẽ khiến họ không thể theo đuổi những mục tiêu như đã tuyên bố vào thời điểm cuộc xung đột Ukraine nổ ra.

Thứ hai, Tổng thống Donald Trump, mà theo nhiều chuyên gia, đã đưa ra cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin một loạt các điểm mà ông có thể sử dụng làm “con bài” mặc cả trong quá trình đàm phán. Ví dụ, ông Trump (và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth) đã tuyên bố rõ ràng rằng, việc Ukraine tham gia NATO là không phù hợp và không thực tế. Kết quả là, Washington đã đồng ý với một trong những yêu cầu quan trọng của Moscow. Phó Tổng thống J.D. Vance cũng lưu ý rằng, sẽ không có quân đội Mỹ ở Ukraine. Và như vậy, Mỹ đã từ bỏ một trong số ít kịch bản có thể hỗ trợ quân đội Ukraine lật ngược cục diện chiến sự hiện nay, thậm chí là có thể tính tới một thất bại quân sự của Nga trên chiến trường.

Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth nhiều lần khẳng định, sẽ không có chiến tranh và người Mỹ sẽ đứng ngoài cuộc. “Nếu quân đội được gửi đến Ukraine với tư cách là lực lượng gìn giữ hòa bình, họ sẽ không được triển khai như một nhiệm vụ của NATO. Điều này có nghĩa là Điều 5 của Hiến chương NATO (về phòng thủ tập thể) không thể áp dụng cho họ”, tờ Vedomosti trích tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc.

Tuyên bố từ Mỹ có thể sẽ làm “chùn bước” mong muốn của châu Âu trong việc gửi quân đội tới Ukraine. Giới phân tích cho rằng, một trong những biện pháp thay thế cho tư cách thành viên NATO của Ukraine là việc phương Tây triển khai quân đội tới Ukraine với tư cách là “lực lượng gìn giữ hòa bình”. Về bản chất, điều này có nghĩa là chế độ Kiev từ bỏ vị thế trung lập và đặt mình trong “chiếc ô” an ninh của NATO mà không có tư cách thành viên chính thức. Hiện tại, Mỹ tuyên bố rằng họ sẽ không tham gia vào kịch bản này, rằng châu Âu có thể thúc đẩy ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình (những người sẽ trở thành nạn nhân trong trường hợp xung đột tái diễn) với rủi ro không hề thấp. Không chỉ những thiệt hại trên chiến trường, mà còn những hậu quả chính trị trong nước mà lãnh đạo các nước châu Âu sẽ phải đối mặt.

Thứ ba, nguyên tắc “không đàm phán về Ukraine nếu không có Ukraine” có vẻ như đang bị phớt lờ. Khi được hỏi liệu chính quyền Kiev có tham gia vào quá trình đàm phán hay không, ông Trump chỉ nói rằng nhà lãnh đạo Ukraine “sẽ phải tạo ra hòa bình”. Động thái cho thấy vai trò, vị thế của Ukraine, hay chính của Tổng thống Volodymyr Zelensky trong mắt người Mỹ hiện nay là không cao.

Thứ tư, những cuộc tiếp xúc gần đây giữa chính quyền Trump đối với Nga vô hình chung đã xóa bỏ hình ảnh của Nga như “một kẻ xâm lược” mà truyền thông phương Tây và Ukraine đã cố gắng xây dựng trong suốt 3 năm qua. Tổng thống Donald Trump không chỉ đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiệm Joe Biden và Kamala Harris vì “đã gây ra cuộc chiến tranh”, mà còn nói rõ rằng quyết định triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin là “hợp lý” hoặc ít nhất là dễ hiểu trong tình huống đó. Nghĩa là, ông thực sự “thông cảm” với các nguyên tắc cơ bản của chiến lược quân sự-chính trị của Nga, vốn luôn cho rằng không gian hậu Xô Viết là phạm vi ảnh hưởng của Nga. Điều này có nghĩa là Moscow có quyền phủ quyết việc bất kỳ nước láng giềng nào sẽ gia nhập NATO.

Cuối cùng, chính sách cô lập Nga của các nước phương Tây dường như đã thất bại. Sau cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ không chỉ đồng ý tổ chức cuộc họp ở lãnh thổ trung lập (bản thân đã là một tiến bộ rất lớn so với trước đây), mà còn bày tỏ mong muốn xúc tiến các chuyến thăm lẫn nhau, cho dù đó có thể là viễn cảnh xa hơn.

Bên hưởng lợi, phía thiệt hại

Rõ ràng, đàm phán Nga-Mỹ mới chỉ đang trong giai đoạn bước đầu, và sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chính quyền Ukraine và các nước châu Âu sẽ không ngồi yên nếu bị loại khỏi quá trình này. Tuy nhiên, cách thức đàm phán bắt đầu đã phát đi tín hiệu nghiêm túc cho những người cần phải suy nghĩ và quan tâm đến tương lai của mình.

Một tín hiệu cho các nhà lãnh đạo châu Âu rằng Mỹ đang muốn nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột Ukraine, và nếu muốn tiếp tục tham gia vào cuộc chiến này, châu Âu có thể sẽ phải đi một mình mà mức độ thiệt hại, rủi ro là rất cao. Đây có thể là thời điểm phù hợp để châu Âu rời khỏi cuộc chiến và tham gia đàm phán trực tiếp với Nga về hợp tác trong tương lai.

Một tín hiệu cho các doanh nghiệp châu Âu và châu Á nhận ra rằng, lệnh trừng phạt có thể được dỡ bỏ - điều này có nghĩa là đã đến lúc quay trở lại thị trường Nga và làm cho chuỗi cung ứng trên thế giới trở lại trạng thái bình thường.

Cuối cùng, một tín hiệu có lẽ là dành cho giới tinh hoa Ukraine, những người nhận ra rằng cuộc chiến tranh đã làm họ kiệt quệ với những tổn thất nghiêm trọng về người và của. Điều này có nghĩa là đã đến lúc cần phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga để chấm dứt xung đột, xây dựng các điều kiện đáp ứng lợi ích của các bên.

Nhìn chung, không có thời điểm nào thích hợp hơn lúc này là các bên liên quan thúc đẩy tiến trình hòa bình cho Ukraine. Đó không chỉ là do “hiệu lệnh” từ Mỹ, mà các bên cũng đã quá mệt mỏi vì phải “sa lầy” vào một cuộc chiến đẫm máu.

Hùng Anh (CTV)

Tin liên quan:

Hùng Anh (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]