(Baothanhhoa.vn) - Đến tháng 2/2025, Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Như Thanh được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng hơn 15.245,57ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 12 xã thuộc 3 huyện (Nh­ư Thanh, Nông Cống và Như Xuân), trong đó có 5.699,57ha rừng tự nhiên. Diện tích rừng do ban quản lý trên địa bàn rộng, trong đó có nhiều vùng rừng giáp ranh với các địa phương khác, một bộ phận người dân đời sống còn khó khăn thường vào rừng khai thác rừng trái phép,... gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR).

Bảo vệ và nâng cao hiệu quả phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh

Đến tháng 2/2025, Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Như Thanh được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng hơn 15.245,57ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 12 xã thuộc 3 huyện (Nh­ư Thanh, Nông Cống và Như Xuân), trong đó có 5.699,57ha rừng tự nhiên. Diện tích rừng do ban quản lý trên địa bàn rộng, trong đó có nhiều vùng rừng giáp ranh với các địa phương khác, một bộ phận người dân đời sống còn khó khăn thường vào rừng khai thác rừng trái phép,... gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR).

Bảo vệ và nâng cao hiệu quả phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Như ThanhCán bộ, công nhân Trạm bảo vệ rừng Khe Tre (BQLRPH Như Thanh) chăm sóc rừng trồng tại xã Thanh Tân.

Thực hiện mục tiêu bảo vệ an toàn diện tích rừng được giao, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng; hình thành các vùng trồng rừng sản xuất, lâm sản hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh với quy mô lớn, gắn trồng rừng với chế biến và thị trường tiêu thụ lâm sản, thu hút và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, BQLRPH Như Thanh đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa nghề rừng.

Tại xã Thanh Tân, chúng tôi được anh Mai Văn Mão, Trạm trưởng Trạm BVR Khe Tre (thuộc BQLRPH Như Thanh) cho biết: Trạm đã chủ động khắc phục khó khăn, tuyên truyền chủ trương, chính chính, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), phòng cháy, chữa cháy rừng trực tiếp đến người dân. Tổ chức, hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ cung ứng cây giống cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp trên địa bàn xã chăm sóc, bảo vệ và trồng mới rừng. Tuyên truyền cho các hộ trồng mới rừng sản xuất theo hướng thâm canh như keo nuôi cấy mô, keo hom... Phối hợp với địa phương tổ chức họp thôn, bản, vận động các hộ dân chủ động đăng ký mở rộng diện tích trồng rừng. Các thôn có rừng đã phối hợp với chủ rừng tiến hành ký cam kết giữ rừng.

Để BVR tận gốc, các trạm BVR đã chủ động phối hợp với chính quyền và các đoàn thể của xã chủ động tuyên truyền; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các đối tư­ợng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Do đó, hiện trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn đơn vị quản lý không xảy ra tranh chấp, sử dụng đất sai mục đích, không để xảy ra tình trạng sử dụng rừng trái quy hoạch. Nhiều hộ gia đình như ông Phạm Văn Quý, bà Phạm Thị Dân (xã Xuân Thái), ông Lâm Ngọc Hải (xã Thanh Tân)... nhận khoán đất lâm nghiệp, đã xây dựng được trang trại, tổ chức trồng rừng, BVR và chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

"BQLRPH Như Thanh đã chủ động xây dựng phương án, lập bản đồ quy hoạch đất gắn với quy hoạch 3 loại rừng. Các loại đất, loại rừng được quản lý, sử dụng đúng mục đích, phù hợp tiêu chí quy định. Diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất được điều chỉnh đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế huy động mọi nguồn lực để chủ động quản lý, BV&PTR. Xây dựng quy chế phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng trong thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR. Trong các giải pháp BV&PTR, ban luôn chú trọng phối hợp với chính quyền địa phương có rừng để xác định ranh giới chủ quản lý, tổ chức đóng mốc tạm thời tại các vị trí xung yếu để phân định rõ ràng. Tổ chức giao khoán một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần dân cho các hộ dân địa phương nhận khoán toàn bộ diện tích đất rừng theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ cho 2.895 hộ dân địa phương quản lý" - anh Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc BQLRPH Như Thanh, chia sẻ.

Kết quả, từ năm 2021 đến tháng 2/2025, BQLRPH Như Thanh đã hướng dẫn kỹ thuật; cung ứng cây giống; tổ chức cho các hộ nhận khoán đất sản xuất lâm nghiệp trồng mới, trồng lại rừng đã khai thác theo quy định được hơn 1.477,4ha rừng, trong đó có 220,8ha keo lai mô. Riêng năm 2024, BQLRPH như Thanh đã triển khai trồng lại 250ha rừng sản xuất. Nhìn chung, toàn bộ diện tích rừng trồng đã và đang được chăm sóc, bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt. Năm 2024, BQLRPH Như Thanh đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho 3.584,34ha, trên địa bàn 8 xã, thị trấn của huyện Như Thanh và xã Thượng Ninh (Như Xuân), vì vậy giá trị gỗ đã được nâng lên, có đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường quốc tế.

Nhờ tích cực BVR gắn phát triển rừng, người dân nhận khoán trong vùng của BQLRPH Như Thanh đã có thêm việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống. Rừng trồng mới trên địa bàn đư­ợc chăm sóc, sinh trư­ởng, phát triển tốt. Rừng tự nhiên nghèo kiệt đã và đang được phục hồi, phát triển ổn định.

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]