(Baothanhhoa.vn) - Hơn nửa thế kỷ trôi qua, mối tình kết nghĩa sâu nặng giữa Triệu Sơn và Tam Kỳ vẫn còn nguyên vẹn, thắm thiết và bền vững theo thời gian. Những “nhân chứng sống” đã từng chiến đấu tại Tam Kỳ, những công trình văn hóa, giao thông, thủy lợi... mang tên những địa danh của Triệu Sơn và Tam Kỳ đã, đang và sẽ mãi là những biểu tượng sống động, rõ nét nhất về nghĩa tình sâu sắc giữa hai địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triệu Sơn - Tam Kỳ nhân lên những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, mối tình kết nghĩa sâu nặng giữa Triệu Sơn và Tam Kỳ vẫn còn nguyên vẹn, thắm thiết và bền vững theo thời gian. Những “nhân chứng sống” đã từng chiến đấu tại Tam Kỳ, những công trình văn hóa, giao thông, thủy lợi... mang tên những địa danh của Triệu Sơn và Tam Kỳ đã, đang và sẽ mãi là những biểu tượng sống động, rõ nét nhất về nghĩa tình sâu sắc giữa hai địa phương.

Triệu Sơn - Tam Kỳ nhân lên những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Lãnh đạo TP Tam Kỳ (Quảng Nam) thăm, tặng quà các gia đình chính sách huyện Triệu Sơn.

Giai đoạn 1965 – 1968, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã phát động các phong trào thi đua vì miền Nam, vì Quảng Nam ruột thịt. Theo đó, huyện Triệu Sơn đã tiếp sức cho tiền tuyến lớn, cùng với làm nghĩa vụ hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm cho Nhà nước. Triệu Sơn đã huy động hàng ngàn thanh niên nam nữ tình nguyện lên đường vào các chiến trường miền Nam và Quảng Nam, trong đó có Tam Kỳ (nay là TP Tam Kỳ) đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Vào tháng 4-1972, Đảng bộ huyện Triệu Sơn tiến hành đại hội lần thứ IV. Sau đại hội, Huyện ủy tổ chức hội nghị mở rộng bàn nội dung kết nghĩa với huyện Tam Kỳ nhằm chi viện sức người, sức của cho quân dân huyện Tam Kỳ chống Mỹ, cứu nước. Cùng với các phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, “Noi gương anh Nguyễn Văn Trỗi hăng hái tòng quân giết giặc”, các phong trào “3 sẵn sàng”, “4 đảm đang”, “5 xung phong” của quân và dân Tam Kỳ, thì ở Triệu Sơn với tinh thần tất cả “vì miền Nam ruột thịt” vì Tam Kỳ kết nghĩa đã liên tục tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước, động viên, cổ vũ toàn dân tham gia sôi nổi, như “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Phong trào 3 sẵn sàng, 3 đảm đang”... vì Tam Kỳ, Quảng Nam chia ngọt, sẻ bùi. Triệu Sơn đã cử những người con thân yêu của mình lên đường vào Tam Kỳ, Quảng Nam cùng đồng cam, cộng khổ, chiến đấu tiêu diệt quân thù. Những phong trào, những nghĩa cử cao đẹp của cán bộ, nhân dân hai huyện đã cùng chung suy nghĩ, chia sẻ những khó khăn, buồn vui, động viên nhau trong lửa đạn chiến tranh, không ngừng tô thắm truyền thống kết nghĩa son sắt, thủy chung. Mặc dù liên tiếp bị tổn thất do địch họa và thiên tai, Đảng bộ và nhân dân Triệu Sơn vẫn thực hiện xuất sắc vai trò hậu phương quân đội với tiền tuyến lớn ở miền Nam, Triệu Sơn đã huy động 16.000 thanh niên nhập ngũ, 4.000 thanh niên xung phong, 2.500 dân công hỏa tuyến, 4.500 xe đạp thồ, trong đó tại tỉnh Quảng Nam có 92 người, tại huyện Tam Kỳ có 12 người, huyện Núi Thành 7 người; làm nghĩa vụ 60.000 tấn lương thực, 20.000 tấn thực phẩm... các loại để cung cấp cho Nhà nước và ủng hộ cách mạng miền Nam, Quảng Nam và Tam Kỳ “Đánh Mỹ, thắng Mỹ”. Đầu năm 1972, Huyện ủy Triệu Sơn đã chỉ đạo thành lập một trung đội du kích gồm 28 chiến sĩ có tuổi đời từ 18 – 40, trang bị cao xạ 12,7 ly tập trung về tỉnh đội huấn luyện chi viện cho chiến trường Nam khu IV. Các chiến sĩ Triệu Sơn đã cùng các đơn vị của tỉnh dũng cảm chiến đấu lập công xuất sắc.

Giai đoạn 1975 đến nay, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, Đảng bộ và nhân dân hai huyện Triệu Sơn và Tam Kỳ vẫn luôn giữ mối tình đoàn kết, nghĩa tình, gắn bó keo sơn, tình đồng chí, đồng đội, tình anh em... Tình cảm gắn bó keo sơn, thắm tình đồng chí anh em luôn được đề cao mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, thử thách, khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng thi đua xây dựng quê hương, đất nước. Năm 1983, huyện Tam Kỳ được chia tách thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành; đến năm 2005 thị xã Tam Kỳ được chia thành 2 đơn vị đó là thị xã Tam Kỳ và huyện Phú Ninh; năm 2006 thị xã Tam Kỳ được Chính phủ công nhận là TP Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam. Đảng bộ và nhân dân huyện Triệu Sơn vui mừng và phấn khởi trước những đổi thay của TP Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh.

Những năm gần đây, các huyện Triệu Sơn, TP Tam Kỳ, huyện Núi Thành và Phú Ninh tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau, nhằm xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước ngày thêm giàu đẹp, văn minh, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình kết nghĩa keo sơn trong các dịp lễ, tết hoặc thiên tai, bão lụt tàn phá. Nhân kỷ niệm 60 năm ngày kết nghĩa hai tỉnh Quảng Nam – Thanh Hóa và đón xuân Canh Tý 2020, đoàn công tác TP Tam Kỳ đã trao tặng số tiền là trên 300 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng 6 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách khó khăn của huyện Triệu Sơn (mỗi nhà trị giá 50 triệu đồng). Đồng thời đến thăm và tặng 20 suất quà cho các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Nam.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, mối tình kết nghĩa sâu nặng giữa Triệu Sơn và Tam Kỳ vẫn còn nguyên vẹn, thắm thiết và bền vững theo thời gian. Những “nhân chứng sống” đã từng chiến đấu tại Tam Kỳ, những công trình văn hóa, giao thông, thủy lợi... mang tên những địa danh của Triệu Sơn và Tam Kỳ đã, đang và sẽ mãi là những biểu tượng sống động, rõ nét nhất về nghĩa tình sâu sắc giữa hai địa phương. Những thế hệ hôm qua, hôm nay và mai sau mãi trân trọng, giữ gìn và vun đắp thêm cho mối lương duyên ấy ngày càng keo sơn, gắn bó và trường tồn mãi mãi, bởi trong Triệu Sơn luôn có một Tam Kỳ yêu dấu và ở Tam Kỳ mãi có một Triệu Sơn yêu thương.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]