(Baothanhhoa.vn) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện thiếu hiệu quả, nên kết quả vẫn chưa thực sự tương xứng với chủ trương của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển Đảng ở các doanh nghiệp tư nhân

Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện thiếu hiệu quả, nên kết quả vẫn chưa thực sự tương xứng với chủ trương của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển Đảng ở các doanh nghiệp tư nhân

Lễ kết nạp đảng viên tại Chi bộ Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Xuân Hưng.

Theo số liệu của Đảng bộ khối Cơ quan và doanh nghiệp tỉnh (trực thuộc Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh), tính đến 31-8-2021, có 59 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong các doanh nghiệp tư nhân. Trong đó có 27 đảng bộ cơ sở (có từ 30 đảng viên chính thức trở lên) 32 chi bộ cơ sở (số lượng đảng viên chính thức dưới 30 người). Giai đoạn 2018-2020, toàn đảng bộ khối kết nạp được 769 đảng viên mới, đạt 129% kế hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy gia, riêng 8 tháng năm 2021, các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục kết nạp thêm 78 đảng viên mới; trong đó, tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân kết nạp được 317 đảng viên (chiếm 41%). Điều này chứng tỏ số lượng đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân còn ở mức độ khiêm tốn so với đội ngũ và số lượng doanh nghiệp tư nhân của tỉnh nhà.

Tìm hiểu được biết, nguyên nhân là do, nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân cho rằng, người lao động muốn vào Ðảng và tham gia sinh hoạt đảng sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; một bộ phận người lao động không mặn mà đối với việc được đứng trong hàng ngũ của Đảng, lo ngại việc sinh hoạt chi bộ, học tập lý luận chính trị sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm việc. Ngoài ra, nhiều công nhân thường xuyên phải thay đổi công việc, dẫn đến khó khăn trong công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng, sinh hoạt chi bộ. Nhiều người học xong lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, chưa kịp kết nạp đã chuyển đi nơi khác làm việc; vai trò của nhiều tổ chức đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân còn mờ nhạt; nội dung và phương thức hoạt động còn lúng túng; chất lượng sinh hoạt đảng còn nhiều hạn chế. Nhiều đảng viên chưa phát huy được tính tiên phong, gương mẫu, chưa tạo được niềm tin cho chủ doanh nghiệp và giúp cho người lao động xác định mục tiêu phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Các quy định, quy chế, về hướng dẫn xây dựng tổ chức đảng thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với đặc thù của từng đơn vị kinh tế tư nhân gây ra tâm lý cho rằng tổ chức đảng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp... Mặt khác, khi thành lập tổ chức đảng trong các doanh nhiệp tư nhân thì việc duy trì nề nếp sinh hoạt chi bộ định kỳ theo quy định của Trung ương sẽ có nhiều vướng mắc. Nếu tổ chức sinh hoạt chi bộ trong giờ hành chính sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí thuê lao động sẽ là vấn đề đặt ra đối với các chủ doanh nghiệp. Nếu sinh hoạt đảng ngoài giờ hành chính thì bản thân người lao động sẽ không mặn mà tham gia, vì hết giờ lao động họ còn công việc cá nhân, gia đình... việc học tập quán triệt nghị quyết của Đảng bắt buộc đối với đảng viên sẽ tạo ra trở ngại đối với các chủ doanh nhhiệp, vì khi tham gia học tập lý luận, học tập nghị quyết sẽ làm gián đoạn công việc sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của doanh nghiệp....

Để tăng cường phát triển đảng trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh, thời gian tới các ban, ngành liên quan cần thống nhất nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp và người lao động về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục bồi dưỡng, kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Cùng với đó, các tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân phải đổi mới hoạt động, phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững; đồng thời, quan tâm phối hợp với chủ doanh nghiệp, chăm lo đời sống cho người lao động, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động, để họ có nhận thức đúng đắn về Đảng và tự giác phấn đấu vào Đảng. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn đưa các chủ doanh nghiệp tư nhân tham gia các khóa đào tạo về lý luận chính trị cả ở trình độ trung cấp lý luận chính trị và từng bước thí điểm tham gia các lớp học cao cấp lý luận chính trị. Với quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về quy mô, chất lượng. Cần có những đột phá trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, như đơn giản hóa các khâu, các bước trong hồ sơ, thủ tục để kết nạp đảng viên.

Song song với các giải pháp nên trên, các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở cần phải phân công cấp ủy viên, cán bộ phụ trách tổ chức đảng trong đơn vị kinh tế tư nhân. Đối với các doanh nghiệp đã có tổ chức đảng, đảng viên, cần rà soát, đánh giá lại thực trạng hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên; đề ra giải pháp, nhằm củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động. Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy các cấp chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc rà soát, nắm chắc số đảng viên đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, khi có đủ 3 đảng viên chính thức trở lên và đang làm việc ở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định, thì tiến hành thành lập chi bộ; nếu số lượng đảng viên chưa đủ để thành lập chi bộ, cần chuyển số đảng viên này về sinh hoạt với một số tổ chức đảng phù hợp và tích cực chuẩn bị các điều kiện để thành lập chi bộ mới. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết để nâng cao chất lượng các tổ chức đảng và đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, nhằm phát huy những ưu điểm, kịp thời nhận diện những hạn chế, khuyết điểm; đồng thời, tìm cách khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết để rút ra những mô hình mới, cách làm hay, những điển hình tiên tiến, tiêu biểu; tổ chức các cuộc đối thoại, tọa đàm về công tác phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân và mời chủ doanh nghiệp tham dự để nhận thức rõ hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Đảng và các đoàn thể - nhân dân trong doanh nghiệp tư nhân hiện nay.

Nguyễn Văn Sơn

Trường Chính trị tỉnh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]