(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hài hòa giới tính và dân tộc

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Kế hoạch đặc biệt đề cập đến vấn đề cơ cấu cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, có sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đủ sức lãnh đạo xây dựng Thanh Hóa đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Theo đó, nhiệm kỳ 2020 - 2025 Thanh Hóa sẽ tiếp tục thực hiện tốt chủ trương phải có cán bộ nữ trong ban thường vụ cấp ủy cấp huyện, có cán bộ nữ trong ban chấp hành đảng bộ cấp xã. Đến năm 2025 phải có cán bộ nữ trong lãnh đạo cấp xã và đến năm 2030 tỷ lệ cán bộ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20 - 25%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đạt trên 35%.

Trong ban thường vụ và thường trực cấp ủy các huyện miền núi phải có cán bộ là người dân tộc Kinh; trong lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh phải có cán bộ là người dân tộc thiểu số. Ở những địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số phải có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số phù hợp với cơ cấu dân cư.

Bố trí cán bộ nữ trong bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và cán bộ là người dân tộc thiểu số ở những cơ quan cấp tỉnh là vấn đề được đề cập nhiều, tuy nhiên bởi những lý do khác nhau dẫn đến việc bố trí cán bộ hiện nay nhìn chung vẫn chưa thật hài hòa về giới tính và dân tộc. Có nhiều địa phương vẫn “trắng” cán bộ chủ chốt là nữ, nhiều cơ quan cấp tỉnh chưa có cán bộ là đồng bào dân tộc thiểu số.

Chọn cử, bố trí được những cán bộ là người dân tộc thiểu số ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sẽ giúp cho lãnh đạo gần gũi, nắm bắt đầy đủ hơn tâm tư, nguyện vọng của người dân. Ngược lại bố trí cán bộ là người dân tộc Kinh ở các địa phương miền núi sẽ hạn chế được sự cục bộ dân tộc, cục bộ địa phương...

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đặt ra những vấn đề rất cần thiết nhằm từng bước thay đổi cơ cấu cán bộ trên địa bàn, hài hòa về giới tính và dân tộc.

Mục tiêu kế hoạch đề ra là rất rõ ràng, cho thấy sự ưu việt và linh hoạt trong công tác cán bộ của tỉnh. Thực hiện được vấn đề này sẽ giúp cán bộ dân tộc thiểu số có cơ hội để phấn đấu, phát triển cũng như đáp ứng các yêu cầu về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Kế hoạch cần phải được tuyên truyền sâu rộng góp phần làm thay đổi tư duy, nhất là ở người đứng đầu, để ngay từ bây giờ các cấp ủy, chính quyền làm tốt ngay công tác phát hiện, bồi dưỡng và quy hoạch những cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đặt ra.


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]