(Baothanhhoa.vn) - Báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh và Tòa án Nhân dân tỉnh tại Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII cho thấy, năm 2021 các cơ quan tố tụng đã chủ động phối hợp, triển khai thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, góp phần tích cực đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Trách nhiệm công tố được tăng cường, không kết án oan sai, không bỏ lọt tội phạm

Báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh và Tòa án Nhân dân tỉnh tại Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII cho thấy, năm 2021 các cơ quan tố tụng đã chủ động phối hợp, triển khai thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, góp phần tích cực đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Trách nhiệm công tố được tăng cường, không kết án oan sai, không bỏ lọt tội phạm

Toàn cảnh kỳ họp.

Trách nhiệm công tố được tăng cường

Theo báo cáo tình hình tội phạm và công tác kiểm sát năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022 do đồng chí Lê Văn Đông, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Thanh Hóa trình bày tại kỳ họp thứ Tư, HĐND tỉnh khóa XVIII: Năm 2021, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh Thanh Hoá đã hoàn thành xuất sắc 122/122 chỉ tiêu nghiệp vụ cơ bản, trong đó có 59 chỉ tiêu vượt yêu cầu, 37 chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Trách nhiệm công tố được tăng cường, không kết án oan sai, không bỏ lọt tội phạm

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lê Văn Đông trình bày báo cáo tại kỳ họp.

Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, nhiều loại tội phạm đã được kiềm chế. Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, số vụ án xảy ra giảm nhưng số bị can tăng. Đã phát hiện khởi tố 2.710 vụ, 4.732 bị can (giảm 3,04% về số vụ, tăng 5,5% về số bị can so với cùng kỳ năm 2020). Tính chất, mức độ hoạt động tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đáng chú ý, trong năm 2021, tội phạm giết người có chiều hướng gia tăng, đã phát hiện khởi tố 75 vụ, 114 bị can về tội giết người.

Trong thời gian qua, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại nhiều địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Xuất hiện các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như tài chính, ngân hàng, bất động sản, dự án đầu tư, kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử… Đặc biệt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng.

Tội phạm về ma tuý diễn biến hết sức phức tạp; phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thường xuyên thay đổi để ứng phó với lực lượng chức năng. Hình thức sử dụng ma tuý đa dạng với những phương thức sử dụng ngày càng đơn giản, nhanh gọn. Đối tượng sử dụng ma tuý ngày càng nhiều, trẻ hoá, có cả nam giới và nữ giới, nhiều đối tượng là người dân tộc thiểu số. Tội phạm về tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Trong hoạt động tư pháp, các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ vẫn còn xảy ra một số thiếu xót, vi phạm

Năm 2021, VKSND hai cấp đã hoàn thành xuất sắc tất cả các chỉ tiêu nghiệp vụ cơ bản. Điển hình, trách nhiệm công tố được tăng cường ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; các trường hợp bị bắt, tạm giữ về hình sự đảm bảo đúng căn cứ pháp luật. Trong đó, tổng số tố giác, tin báo về tội phạm 3.637 tin. Cơ quan điều tra đã giải quyết 3.113 tin, 100% tin báo giải quyết đúng thời hạn, tạm đình chỉ 143 tin.

Hoạt động công tố gắn chặt hơn với hoạt động điều tra, chủ động, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra, tăng cường trực tiếp hỏi cung bị can; kiểm sát chặt chẽ các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án; chất lượng hoạt động điều tra, truy tố và tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà được nâng cao. Tỷ lệ giải quyết án của Viện Kiểm sát đạt 99,3%, vượt 4,3% so với chỉ tiêu của ngành, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2020, không để xảy ra trường hợp đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm thuộc trường hợp phải bồi thường hoặc Viện Kiểm sát truy tố, Toà án truyên không phạm tội. Các vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, án trọng điểm được tập trung điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.

Trong hoạt động công tác kiểm sát, hai cấp ban hành 66 kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. trong đó, Viện trưởng VKSND tỉnh ban hành 3 kiến nghị đến Chủ tịch UBND tỉnh về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm giết người, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội và trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các kiến nghị của Viện trưởng VKSND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn toàn tỉnh có biện pháp chấn chỉnh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng đề án phòng ngừa tội phạm giết người và cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá theo kiến nghị của VKSND tỉnh.

Bên cạnh đó, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo VKSND tỉnh đã bám sát và tuân thủ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát, phối họp của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ trong hoạt động công tác kiểm sát, công tác xây dựng ngành. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với các đơn vị VKSND cấp huyện trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành và nhiệm vụ chính trị địa phương. Đồng thời chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án Nhân dân tỉnh triển khai thực hiện tốt quy chế phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Năm 2021, VKSND tỉnh tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; tăng cường sử dụng văn bản điện tử, ứng dụng chữ ký số, từng bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin… Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào “Số hoá hồ sợ” ở các khâu công tác nghiệp vụ, chú trọng ứng dụng các phần mềm quản lý văn bản chỉ đạo, điều hành, phần mềm thư điện tử nội bộ, hệ thống hội nghị trực tuyến và các phần mềm khác của ngành.

VKSND hai cấp tỉnh Thanh Hoá đã triển khai, nhân rộng các sáng kiến về ứng dụng công nghê thông tin như: ứng dụng phần mềm Microsoft Excel trong công tác kiểm sát tạm giam, giúp cho việc quản lý, theo dõi thời hạn tạm giam đảm bảo chính xác, kịp thời; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê theo dõi giải quyết nguồn tin tố giác về tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, đảm bảo khoa học, dễ cập nhật, trích xuất, góp phần tích cực vào công tác chỉ đạo, điều hành.

Báo cáo của VKSND tỉnh đồng thời chỉ rõ một số hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp ở một số đơn vị chưa toàn diện; hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác ở một số VKSND cấp huyện chưa cao; trong giải quyết một số vụ việc cụ thể chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Qua kiểm tra, giám sát, một số đơn vị có phát hiện vi phạm trong hoạt động tư pháp nhưng chưa kiên quyết kiến nghị yêu cầu khắc phục; công tác phối hợp ở một số đơn vị VKSND cấp huyện với các cơ quan liên quan có lúc, có việc chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả chưa cao…

Trên cơ sở các kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, chức năng năm 2021, khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, báo cáo của VKSND tỉnh cũng nêu rõ 9 phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2022. Trọng tâm là tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025; các đạo luật về tư pháp, nhất là các đạo luật mới được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ năm 2021. Đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành các nhiệm vụ, đạt và vượt các chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27-11-2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của Toà án Nhân dân và công tác thi hành án và Hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ cơ bản theo Quyết định số 139/QĐ-VKSTC ngày 29-4-2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Không xét xử oan người, không bỏ lọt tội phạm

Tại Kỳ họp thứ Tư, HĐND tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đồng chí Nguyễn Thị Nga, Chánh án Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Thanh Hoá cho biết: Năm 2021, tổng số vụ việc sơ thẩm và phúc thẩm TAND hai cấp phải giải quyết là 11.980 vụ việc các loại. So với cùng kỳ năm trước số vụ việc phải giải quyết giảm 4,7% (594 vụ). Trong năm, đã giải quyết 10.631 vụ việc các loại, đạt 88,7%. Số vụ việc còn lại mới thụ lý, đang được toà án giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.

Trách nhiệm công tố được tăng cường, không kết án oan sai, không bỏ lọt tội phạm

Chánh án Toà án Nhân dân tỉnh Nguyễn Thị Nga trình bày báo cáo tại kỳ họp.

Trong tổng số 3.016 vụ án hình sự sơ thẩm mà TAND 2 cấp thụ lý, các loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao gồm: Tội phạm ma tuý 856 vụ, trộm cắp tài sản 483 vụ, tội đánh bạc 246 vụ, tội cố ý gây thương tích 177 vụ. Trong tổng số 4.265 bị cáo bị xét xử, hình phạt đã tuyên gồm: Tử hình 12 bị cáo, chung thân 18 bị cáo, tù có thời hạn 2.779 bị cáo, phạt từ nhưng cho hưởng án treo 1.119 bị cáo, cải tạo không giam giữ 182 bị cáo, phạt tiền 151 bị cáo, cảnh cáo 2 bị cáo và miễn trách nhiệm hình sự 2 bị cáo.

Trong năm, chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án tiếp tục được nâng lên, không có trường hợp nào xét xử oan người, không bỏ lọt tội phạm. Hình phạt mà Toà án áp dụng đối với các bị cáo bảo đảm nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi và nhân thân của người phạm tội trong từng vụ án, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Việc xử phạt tù nhưng nhưng cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ được Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm đúng quy định của Bộ luật hình sự và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. TAND hai cấp luôn chú trọng việc tranh tụng tại phiên toà theo hướng thực chất, hiệu quả, không hạn chế thời gian tranh tụng, trên cơ sở kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử đưa ra các phán quyết đúng pháp luật, được dư luận xã hội ủng hộ.

Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh thương mại; tuyên bố phá sản, lao động, TAND hai cấp đã chú trọng và làm tốt việc hướng dẫn các đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án; đồng thời, chủ động xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết tốt vụ án.

Đối với công tác thi hành án hình sự, các bản án, quyết định khi có hiệu lực pháp luật đều được Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự kịp thời, tổng số là 3.586 bị án. TAND tỉnh đã xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 8.610 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam trên địa bàn tỉnh, tha tù trước thời hạn 59 phạm nhân, đặc xá 1 phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng chí Nguyễn Thị Nga, Chánh án TAND tỉnh Thanh Hoá nhấn mạnh: Năm 2021, TAND hai cấp đã triển khai, thực hiện công tác chuyên môn trong điều kiện rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều thời điểm Tòa án phải tạm ngừng xét xử để thực hiện giãn cách xã hội và đề bảo đảm công tác phòng, chống dịch. Mặt khác, nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội cũng ảnh hường không nhỏ đến công tác xét xử của Tòa án 2 cấp vì các đương sự, luật sư ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau không thể đến tham gia phiên tòa, nhiều vụ án phải hoãn nhiều lần. Tuy nhiên, TAND 2 cấp đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm công tác đã đề ra. Tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được tăng cường và thực chất; đã khắc phục được tình trạng để án quá hạn luật định; chất lượng giải quyết các loại vụ án được nâng lên. Án bị hủy, bị sửa thấp hơn nhiều so với quy định của TAND tối cao (77 vụ = 0,35%, trong khi tỷ lệ quy định là 1,5%).

Bên cạnh công tác giải quyết, xét xử các loại án, TAND tỉnh Thanh Hóa còn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương lớn của TAND tối cao, như tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Tòa án; đổi mới và thực hiện có hiệu quả thủ tục hành chính tư pháp; thực hiện việc phân án ngẫu nhiên; công khai bản án, quyết định có hiệu lực lên Cổng thông tin điện tử TAND (trong năm đã công khai 7.028 bản án, quyết định trên Cổng thông tin TAND). Ngoài ra, Tòa án 2 cấp đã tổ chức 149 phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại án.

Để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đề ra trong năm 2022, đồng chí Nguyễn Thị Nga kiến nghị tới kỳ họp: Đề nghị UBND các cấp tiếp tục chỉ đạo, phối hợp thực hiện các quy định của Luật Tố tụng hành chính về việc cử đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự hành chính tại Tòa án; kịp thời cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để Tòa án giải quyết các vụ án đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tổ chức, công dân.

Đề nghị UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kịp thời cử thành viên tham gia Hội đồng định giá tài sản trong các vụ án dân sự khi Tòa án có yêu cầu; phối hợp tốt trong công tác định giá tài sản theo quy định của pháp luật, để tránh tình trạng vụ án bị kéo dài hoặc không xét xử đươc do chưa có kết quả định giá tài sản.

Nhóm PV


Nhóm PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]