(Baothanhhoa.vn) - Bước sang năm 2025, bức tranh kinh tế Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ khu vực công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ lực. Với đà phục hồi và tăng trưởng ổn định từ cuối năm 2024, nhiều sản phẩm có thế mạnh như: Sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, chế biến nông - lâm sản... tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Tín hiệu tích cực của ngành công nghiệp

Bước sang năm 2025, bức tranh kinh tế Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ khu vực công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ lực. Với đà phục hồi và tăng trưởng ổn định từ cuối năm 2024, nhiều sản phẩm có thế mạnh như: Sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, chế biến nông - lâm sản... tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Tín hiệu tích cực của ngành công nghiệp

Vận hành dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong quý I năm 2025, có tới 13/18 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ. Một số sản phẩm ghi nhận mức tăng trưởng cao như: Giày thể thao tăng 53,7%, quần áo may sẵn tăng 36,3%, đường kết tinh tăng 18,6%, sắt thép các loại tăng 12,8%... Điều này cho thấy sản xuất công nghiệp của tỉnh không chỉ phục hồi mà đang bước vào giai đoạn tăng tốc, nhất là ở các ngành có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Theo đánh giá của đơn vị, tốc độ tăng trưởng trên không chỉ là con số thống kê, mà còn phản ánh nhu cầu thị trường đang trên đà phục hồi, cũng như năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp địa phương đang được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, nhóm ngành chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò chủ lực, vừa góp phần tạo việc làm ổn định, vừa đóng góp tỷ trọng lớn vào GRDP của tỉnh.

Trong số các ngành công nghiệp trọng điểm, dệt may và giày da là hai lĩnh vực ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhất. Theo ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh, bước sang năm 2025, tín hiệu tích cực của thị trường không chỉ thể hiện trên phương diện về số lượng mà còn lợi thế về đơn giá. Để nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ cuối năm trước để đón đầu thị trường. Ngoài việc giữ vững các thị trường truyền thống, năm nay ngành dệt may kỳ vọng mở rộng thêm các đơn hàng từ thị trường Đông Âu, Trung Đông và Nga - những khu vực được đánh giá là giàu tiềm năng nhưng ít cạnh tranh hơn. “Với đà này, chúng tôi tin rằng, dệt may Thanh Hóa có thể đạt mức tăng trưởng ít nhất 20% trong năm nay”, ông Lâm nhấn mạnh.

Nhiều ngành hàng xuất khẩu cũng tiếp tục định hướng mở rộng quy mô, đóng góp quan trọng cho mục tiêu gia tăng sản phẩm và giá trị xuất khẩu công nghiệp. Ông Cui Gang, Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam (chuyên sản xuất phụ liệu may mặc), cho biết: “Bắt đầu hoạt động từ đầu quý II năm 2024, chúng tôi đang tạo việc làm cho hơn 500 lao động. Doanh nghiệp đang triển khai thủ tục để mở rộng quy mô đầu tư giai đoạn 2, đưa sản lượng của nhà máy tăng lên 150 triệu USD mỗi năm”.

Tương tự, ngành giày da cũng có bước tiến rõ rệt, không chỉ về số lượng đơn hàng mà còn ở chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp giày da trong tỉnh đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuẩn hóa quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác nước ngoài và đã đạt tới con số tăng trưởng 53,7% trong quý I năm nay so với cùng kỳ.

Năm 2025, ngành công thương đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15%; giá trị gia tăng công nghiệp tăng 18%; xuất khẩu đạt 8 tỷ USD. Theo đại diện Sở Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp trong quý I tăng 15,9%. Trong năm 2024 vừa qua, ngành công nghiệp cũng có thêm 46 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư mới. Cùng với đó, nhiều dự án sắp hoàn thành và đi vào hoạt động, như: Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial, Nhà máy sản xuất găng tay Nitrile Intco; Nhà máy khung tranh Intco - giai đoạn 2 sẽ gia tăng đáng kể năng lực sản xuất, góp phần tạo động lực hoàn thành mục tiêu sản xuất năm 2025.

Hiện nay, ngành công thương đang chủ động kiểm tra, theo dõi nắm chắc tình hình hoạt động của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhất là những sản phẩm có khả năng gia tăng sản lượng, phát huy tối đa công suất để bù đắp phần thiếu hụt giá trị sản xuất công nghiệp cho các sản phẩm có sản lượng giảm. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp dự kiến hoàn thành trong năm 2025, các dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại; thúc đẩy các kênh phân phối qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu dùng. Sở sẽ phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp phát huy hết công suất, sản lượng và tiêu thụ sản phẩm, tạo động lực tăng trưởng vững chắc cho ngành.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]