(Baothanhhoa.vn) - Cuộc thi “Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương” được TP Thanh Hóa triển khai sâu rộng, đồng bộ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sức lan tỏa từ cuộc thi tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa ở TP Thanh Hóa

Sức lan tỏa từ cuộc thi tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa ở TP Thanh Hóa

Anh Lê Tất Thành (công an thành phố) có bài dự thi được ban tổ chức đánh giá cao.

Cuộc thi “Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương” được TP Thanh Hóa triển khai sâu rộng, đồng bộ.

Sau 4 tháng phát động, cuộc thi đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, những người trực tiếp tham gia cuộc thi.

Ngay sau khi tỉnh triển khai cuộc thi, Ban Thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức cuộc thi. Trên cơ sở đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã phối hợp với Ban Thường vụ Thành đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc, các trường học, các cấp bộ đoàn tích cực tham gia; MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội đặc thù triển khai cuộc thi đến đông đảo cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn thành phố.

Do làm tốt công tác chỉ đạo và thông tin tuyên truyền nên cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân. Đến nay, cuộc thi đã thành công tốt đẹp, có sức lan tỏa, thu hút nhiều thành phần trong xã hội tham gia: Từ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên đến lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, hội viên, học sinh, sinh viên. Sau một thời gian phát động, toàn thành phố đã thu được 66.400 bài dự thi của các tập thể, cá nhân, trong đó có 35.000 bài dự thi của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; 30.000 bài dự thi của đoàn viên, học sinh; 500 bài dự thi của hội viên thuộc các tổ chức chính trị - xã hội; 900 bài của chiến sĩ quân đội, công an nhân dân. Theo đánh giá của ban tổ chức, nhiều bài dự thi có bố cục chặt chẽ, cách trình bày rõ ràng, văn phong mạch lạc, trong từng nội dung có dẫn chứng, phân tích sâu sắc và có nhiều hình ảnh, tư liệu có giá trị được sử dụng. Qua cách thể hiện cho thấy, không ít tác giả đã đầu tư nhiều thời gian, công sức và cả trí tuệ để làm nên những bài thi chất lượng. Nhiều bài thi được viết bằng tay, chữ đẹp, công phu; nhiều bài được chia thành từng chương, từng mục với nhiều hình ảnh, số liệu, mô hình minh họa phong phú, phân tích liên hệ chặt chẽ, thể hiện được tình cảm, trách nhiệm của người dự thi đối với quê hương xứ Thanh.

Cuộc thi được triển khai sâu rộng, trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người, truyền thống lịch sử của xứ Thanh; trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu. Tiêu biểu trong triển khai cuộc thi là các Trường THCS Trần Mai Ninh, THPT Hàm Rồng, THPT Tô Hiến Thành...; đảng bộ các phường Đông Thọ, Tân Sơn, Đông Cương... Nhiều cá nhân đầu tư công phu, tâm huyết, sáng tạo như bài dự thi của anh Lê Tất Thành (Công an thành phố); em Lã Minh Châu, học sinh Trường THCS Trần Mai Ninh...

Tham gia cuộc thi với tâm huyết và trách nhiệm cao nhất, anh Lê Tất Thành (Công an thành phố) chia sẻ: “Tôi bắt đầu làm bài thi từ tháng 11-2018 và hoàn thành vào tháng 2-2019 với tổng cộng 5 quyển. Trong đó, có 1 quyển tự viết tay dài 200 trang, sử dụng 3 ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung. “Cuốn tâm ngôn” này là tập hợp những ý kiến, cảm nhận sinh động và khách quan của các tầng lớp nhân dân với đủ thành phần, độ tuổi, cả trong nước và ngoài nước về Thanh Hóa nói chung và Danh xưng Thanh Hóa nói riêng trong suốt chặng đường phát triển. Trong bài dự thi, tôi tâm đắc nhất với mô hình mô phỏng dựa trên kiến trúc của Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, phối kết hợp với những hình ảnh đặc trưng của xứ Thanh. Điểm đặc biệt của mô hình này được làm từ những vật liệu tái chế thu thập được từ các chiến dịch bảo vệ môi trường mà đoàn viên, thanh niên Công an thành phố đã phát động trong thời gian qua. Từ đó, nhằm truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người dân”. Có thể nói, Lê Tất Thành đã thực sự tìm tòi, đầu tư công phu cho bài dự thi. Hầu hết hình ảnh sử dụng trong bài đều do anh đến tận các địa điểm như chùa Linh Xứng, chùa Sùng Nghiêm Diên Khánh, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh... để chụp và sưu tầm các tư liệu, câu chuyện liên quan. Anh Thành khẳng định: “Cuộc thi là dịp để tuổi trẻ chúng tôi phát huy khả năng và sự sáng tạo; là chất xúc tác để kết nối những thế hệ người dân thành một khối đoàn kết thống nhất, cùng nhau vượt qua khó khăn, tiếp tục xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng phát triển”.

Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo đã chấm và chọn được 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 15 giải khuyến khích dành cho các tập thể; 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích dành cho các cá nhân. Ngoài ra, còn có giải cho người ít tuổi nhất (10 tuổi), giải cho người cao tuổi nhất (69 tuổi). 10 bài đạt chất lượng tốt nhất sẽ được gửi về ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh.

Quỳnh Anh

(Báo in K36a2 – HV Báo chí

và Tuyên truyền)


Quỳnh Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]