(Baothanhhoa.vn) - Chiều 17–10, các đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (1029-2019), đồng chủ trì hội nghị nghe báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu lễ kỷ niệm. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa; các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trong tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghe báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa

Chiều 17–10, các đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (1029-2019), đồng chủ trì hội nghị nghe báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu lễ kỷ niệm. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa; các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trong tỉnh.

Nghe báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa

Đây là hội nghị lần thứ 2, ban tổ chức lễ kỷ niệm nghe báo cáo kịch bản và ma–két sân khấu Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa tại cuộc họp thuyết trình đề cương kịch bản lần thứ nhất, diễn ra vào ngày 10-10 vừa qua, tác giả kịch bản, tổng đạo diễn chương trình – đạo diễn Lê Quý Dương, Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã điều chỉnh, xây dựng đề cương kịch bản có kết cấu chặt chẽ, khoa học hơn.

Đề cương kịch bản Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019) có 2 chủ đề và cũng là tên gọi của chương trình nghệ thuật, gồm: Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019) – Âm vang hào khí anh hùng; Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019) – tỏa sáng với non sông. Dự kiến nội dung chương trình được chia thành 2 phần lớn là lễ kỷ niệm và chương trình nghệ thuật. Phần lễ kỷ niệm, với đại cảnh ca múa nhạc kết hợp với biểu diễn hòa tấu trống hội tạo nên sân khấu trình diễn đậm chất truyền thống và đương đại. Phần chương trình nghệ thuật được chia thành 3 chương, trong đó, chương thứ nhất là Mạch nguồn dân tộc, chương thứ hai là Danh xưng Thanh Hóa, chương thứ ba là Giữa lòng Tổ quốc. Về thiết kế sân khấu sẽ sử dụng không gian Quảng trường Lam Sơn. Sân khấu là một không gian biểu diễn hoành tráng, với biểu tượng cánh chim hạc, hình khối tượng trưng cho 3 miền của Thanh Hóa và được sắp đặt các tiểu cảnh mỹ thuật đặc tả các dấu ấn di sản của Thanh Hóa qua các triều đại. Cả chương trình là một câu chuyện huyền thoại về mảnh đất và con người Thanh Hóa được kể liên tục, liền mạch qua nhiều hình thức diễn xướng dân gian phong phú, áp dụng các loại kịch, tuồng, chèo, hò sông Mã, tục ngữ, ca dao xứ Thanh để làm sống động một huyền thoại sử thi anh hùng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào kịch bản. Đa phần các ý kiến đề nghị đạo diễn tập trung vào việc làm nổi bật Thanh Hóa với tư cách là vùng đất có vị trí chiến lược trong tiến trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và truyền thống văn hóa lâu đời; vai trò của Thanh Hóa trong tiến trình mở cõi về phương Nam; những đóng góp quan trọng của Thanh Hóa trong thời Lý; tên gọi của chương trình cần toát lên được đặc điểm vùng đất, con người xứ Thanh... Qua đó, làm nổi bật lên vùng đất Thanh Hóa giàu truyền thống lịch sử, văn hóa.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Văn Phát đề nghị đạo diễn nghiên cứu nhấn mạnh và khẳng định sự ra đời, tồn tại, ý nghĩa của Danh xưng Thanh Hóa. Bổ sung thêm ý tưởng cho kịch bản, nhất là việc truyền tải nhiều hơn về thời Lý, đặc biệt, cần quan tâm đến những nhân vật gắn liền với sự ra đời của Danh xưng Thanh Hóa; những đóng góp của Thanh Hóa và các công thần người Thanh Hóa qua các triều đại. Bên cạnh đó, làm rõ hơn khái niệm vùng đất địa linh, nhân kiệt để toát lên những giá trị lịch sử truyền thống của Thanh Hóa. Đối với vấn đề sân khấu cần nghiên cứu để cho phù hợp về thẩm mỹ và không gian.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức lễ kỷ niệm Phạm Đăng Quyền đánh giá cao kịch bản do đạo diễn Lê Quý Dương xây dựng và chỉnh sửa. Đồng thời, đề nghị đạo diễn tiếp thu các ý kiến đóng góp của các ngành, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa để bổ sung vào kịch bản. Đồng chí cho rằng, trong kịch bản cần lựa chọn những yếu tố, sự kiện lịch sử phù hợp để làm nổi bật lên ý nghĩa của Danh xưng Thanh Hóa. Đồng chí đề nghị đạo diễn sớm xây dựng đề cương chi tiết để Ban Tổ chức lễ kỷ niệm báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm tờ trình tham mưu cho tỉnh thành lập các tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa. Qua đó, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để các hoạt động kỷ niệm diễn ra đúng với quy mô, tầm vóc của sự kiện.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]