(Baothanhhoa.vn) - Nhằm đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn, hằng năm, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế. Qua đó, không chỉ góp phần để các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất học tập, đổi mới quá trình sản xuất mà còn tạo cơ hội giao lưu, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, tạo lợi thế cho ngành nông nghiệp phát triển.

Thúc đẩy tiêu thụ nông, lâm, thủy sản

Nhằm đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn, hằng năm, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế. Qua đó, không chỉ góp phần để các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất học tập, đổi mới quá trình sản xuất mà còn tạo cơ hội giao lưu, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, tạo lợi thế cho ngành nông nghiệp phát triển.

Thúc đẩy tiêu thụ nông, lâm, thủy sảnSản phẩm nem ống An Cúc (Như Thanh) được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

Theo thống kê, bình quân mỗi năm toàn tỉnh sản xuất 1,373 triệu tấn lúa; 682.300 tấn rau đậu các loại; 350.000 tấn quả; 957.700 tấn mía; 180.700 tấn ngô; 168.000 tấn thịt lợn hơi; 37.300 tấn thịt trâu, bò; 68.000 tấn thịt gia cầm; 310 triệu quả trứng gia cầm; 54.000 tấn sữa bò; 13.500 tấn tôm; 18.000 tấn ngao; 85.000 tấn hải sản khai thác xa bờ; 1.500 tấn thủy sản nuôi biển... Song phần lớn sản phẩm tiêu thụ trôi nổi, tự do trên thị trường. Do đó, hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, bên cạnh việc tiêu thụ thô, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh đã chủ động chế biến, “làm mới” cho sản phẩm và được thị trường đón nhận, có sức tiêu thụ lớn.

Ông Lê Hữu An, chủ cơ sở nem ống An Cúc (Như Thanh) là một trong những chủ thể sản xuất đã “nâng tầm” cho sản phẩm thịt lợn mán địa phương. Ông An cho biết: Sản phẩm thịt lợn mán hay lợn “cắp nách” được biết đến nhiều ở các huyện miền núi. Tuy nhiên, khi số lượng hộ nuôi nhiều, nguồn cung lớn thì việc tiêu thụ cũng gặp khó khăn. Vận dụng lợi thế là tỉnh có sản phẩm nem chua nổi tiếng, chúng tôi đã nghiên cứu, chế biến, làm mới sản phẩm nem từ thịt lợn mán và tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm, cải tiến mẫu mã, dán tem truy xuất nguồn gốc... Chúng tôi đã sáng tạo hơn trong việc cho nem vào ống luồng bánh tẻ thay vì gói lá chuối truyền thống để nem giữ được hương vị, có độ ẩm, nem bảo quản trong tủ lạnh không bị khô. Điều quan trọng là nem không chỉ chất lượng mà còn đẹp mắt, có thể làm quà tặng, biếu. Chính vì vậy, sản phẩm được thị trường, người tiêu dùng đón nhận. Sản lượng tiêu thụ hàng năm lớn, nhất là dịp lễ tết. Do đó, cơ sở đã liên kết tiêu thụ thịt lợn mán được nuôi theo tiêu chuẩn an toàn cho hàng trăm hộ dân các huyện Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống, sản lượng khoảng 8 - 10 tấn thịt/tháng.

Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nem ống An Cúc Như Thanh cũng được UBND huyện Như Thanh, các sở, ngành quan tâm. Trong đó, sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và được tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, trưng bày ở các sự kiện của tỉnh và ở tỉnh ngoài; phối hợp với Bưu điện tỉnh đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử postmart, voso... Từ đó, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Không chỉ tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm, ngành nông nghiệp và các sở, ngành liên quan còn đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh hoàn thành quy trình sản xuất, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng. Từ đó tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững.

Bà Nguyễn Thị Mai, Trưởng Phòng Chế biến và Thương mại nông sản thuộc Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa, cho biết: Ngành nông nghiệp đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường. Cùng với đó là phối hợp với các đơn vị, địa phương hỗ trợ nông dân các kiến thức về sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... nhằm sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và giám sát việc thực hiện hợp đồng, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên tham gia chuỗi liên kết. Qua đó, từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp đã lấy 24 mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản để giám sát chất lượng, ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường. Trong đó, có 22 mẫu đạt yêu cầu, 2/24 mẫu vi phạm. Qua các cuộc thanh, kiểm tra, chất lượng sản phẩm ngày càng được hoàn thiện, nâng cao bảo đảm theo quy định. Từ đó, có nhiều sản phẩm đã được đưa vào hệ thống tiêu thụ lớn, kết nối, ký hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX và người dân sản xuất giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngày 4/1/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 77/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Kết nối sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. Đồng thời, hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa với khoảng 500 sản phẩm nông nghiệp trưng bày và hàng chục đợt tập huấn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh có trên 100 doanh nghiệp, 11 HTX và gần 150 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm OCOP đã thực hiện áp dụng chuyển đổi số vào công tác quảng bá và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử: tiki, lazada, postmart.vn, voso.vn...

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]