(Baothanhhoa.vn) - Đêm 28-4-1965, hai huyền thoại của bóng đá thế giới là thủ môn người Liên Xô Lev Yasin và tiền đạo người Hungari Ference Puskas công kênh trên vai một cầu thủ sẽ nói lời chia tay sân cỏ ở tuổi 50 – Sir Stanley Matthews.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Di sản của bóng đá đẹp

Đêm 28-4-1965, hai huyền thoại của bóng đá thế giới là thủ môn người Liên Xô Lev Yasin và tiền đạo người Hungari Ference Puskas công kênh trên vai một cầu thủ sẽ nói lời chia tay sân cỏ ở tuổi 50 – Sir Stanley Matthews.

Di sản của bóng đá đẹp

34.450 khán giả có mặt tại SVĐ Victoria Ground của CLB Stoke City để theo dõi trận đấu giao hữu hôm đó giữa đội Sir Stanley Matthews với đội tuyển các ngôi sao thế giới, đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay và hát vang bài “Auld Lang Syne”, để tri ân những đóng góp của Stanley Matthews cho CLB quê nhà và cho bóng đá thế giới.

Tỷ số trận đấu hôm đó là 6-4 nghiêng về đội các ngôi sao thế giới, nhưng dường như không mấy ai thực sự quan tâm. Mọi sự chú ý dồn người đàn ông lịch lãm được mệnh danh là “Phù thủy của những pha rê dắt” hay “Nhà ảo thuật” vừa chính thức kết thúc sự nghiệp đặc biệt, kéo dài tới hơn 3 thập kỷ với gần 700 trận đấu.

Stanley Matthews sinh ngày 1-2-1915 tại thành phố Stoke-on-Trent của Vương quốc Anh. Ngay từ nhỏ, ông đã gắn bó với đội bóng quê hương Stoke City trong vai trò nhân viên phụ việc văn phòng. Năm 17 tuổi, Stanley Matthews chính thức ký hợp đồng chơi bóng chuyên nghiệp cho Stoke City. Giai đoạn đầu khác áo đội bóng quê hương, ông đóng góp 259 trận đấu, ghi 51 bàn thắng.

14 năm tiếp theo, Stanley Matthews chuyển sang khoác áo Blackpool và đây là giai đoạn người hâm mộ chứng kiến phong độ đỉnh cao của ông. Kỹ thuật cá nhân hoàn hảo cùng khả năng “làm xiếc” với trái bóng, Matthews trở thành “hung thần” với hàng thủ của tất cả các đội bóng nước Anh – lý do mà người hâm mộ bóng đá gọi ông là “Tên phù thủy Blackpool”. Một đồng đội của Stanley Mathews ngày ấy nhận xét: “Ông ta sử dụng đôi chân của mình như những nhà ảo thuật dùng đôi tay vậy”.

Trong đội hình Blackpool mà Matthews thi đấu kể từ năm 1947, có một cầu thủ trẻ dự bị cho Matthews, cầu thủ này đành nói với lãnh đạo đội bóng: “Tôi muốn đi khỏi đội. Tôi không muốn suốt đời ngồi ghế dự bị!”. Cầu thủ trẻ đó là Alex Haxris.

Năm 19 tuổi, Stanley Matthews có lần đầu tiên góp mặt trong đội hình đội tuyển Anh trong trận đấu gặp xứ Wales ở vị trí tiền vệ cánh phải và giữ vị trí đó trong suốt 23 năm.

Trận đấu cuối cùng mà Matthews góp mặt ở đội tuyển quốc gia là trận gặp đội tuyển Đan Mạch năm 1957, khi đó ông đã 42 tuổi.

Chỉ 1 năm trước, ở tuổi 41, Stanley Matthews vượt qua hàng loạt ngôi sao ở thời điểm đó như Alfredo Di Stefano, Raymond Kopa, Ferenc Puskas hay Lev Yashin... để giành danh hiệu “Quả bóng vàng châu Âu” đầu tiên và cũng là đặc biệt nhất. Cho tới nay, chưa một cầu thủ nào giành danh hiệu cá nhân cao quý đó ở độ tuổi của ông.

Điều đặc biệt nữa là, các cầu thủ được nhận danh hiệu cá nhân, thường giành được những danh hiệu tập thể lớn, thế nhưng, trong suốt sự nghiệp kéo dài 33 năm của mình, danh hiệu lớn nhất mà Stanley Matthews giành được chỉ là cúp FA năm 1953. Ở thời điểm nhận “Quả bóng vàng châu Âu”, CLB Blackpool của Matthews chỉ về đích thứ 2 ở giải quốc nội.

Lý do để Stanley Matthews giành được danh hiệu cá nhân cao quý, có lẽ dành cho lời nhận xét của “Vua bóng đá” Pele rằng: “Stanley Matthews dạy cho chúng tôi nên chơi bóng đá như thế nào”.

Có một thống kê rằng, mỗi trận đấu mà Stanley Matthews góp mặt, sẽ góp phần kéo thêm 10.000 khán giả tới sân. Chẳng thế mà vào năm 1961, khi đã 46 tuổi, nghe tin CLB quê hương gặp những khó khăn về tài chính và bị xuống hạng, Stanley Matthews quyết định từ Blackpool quay trở về Stoke City. Tài năng và uy tín của Matthews đã kéo khán giả đến kín SVĐ mỗi trận đấu. Những vấn đề về tài chính được giải quyết và ngay mùa giải đầu tiên tái ngộ, Matthews đã giúp Stoke City trở lại giải đấu cao nhất nước Anh thời điểm đó – món quà kỳ diệu dành cho quê hương.

Cũng năm 1962, Stanley Matthews được chọn là cầu thủ hay nhất nước Anh khi đã 47 tuổi – một kỳ tích của bóng đá.

Ông tiếp tục gắn bó với Stoke City cho đến ngày được 2 huyền thoại của bóng đá thế giới công kênh trên vai.

Năm Stanley Matthews chia tay bóng đá cũng là năm ông trở thành cầu thủ đầu tiên được nữ hoàng Anh phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ (tính đến 2008 vẫn là cầu thủ duy nhất được phong tước Hiệp sĩ khi còn thi đấu).

Nếu cần thêm điều gì để nói về sự nghiệp tuyệt vời của Stanley Matthews thì đó là nhân cách của ông trong bóng đá – suốt sự nghiệp, ông chưa từng phải nhận thẻ phạt nào.

Và, cách đây 21 năm (ngày 23-2-2000) ở tuổi 85, Stanley Matthews giã biệt cuộc đời, để lại cho thế giới những di sản đẹp thuần khiết.

Nguyên Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]