Theo thống kê cảnh sát Nhật Bản công bố ngày 4/3, số trường hợp cần tư vấn về bạo lực gia đình tại Nhật Bản đã lên tới con số 82.643 trong năm 2020, trong bối cảnh người dân dành thời gian ở nhà nhiều hơn hơn do đại dịch COVID-19 bùng phát. Đây là con số cao nhất kể từ khi luật chống bạo lực hôn nhân tại nước này có hiệu lực năm 2001.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Báo động tình trạng bạo lực gia đình tại Nhật Bản trong đại dịch

Theo thống kê cảnh sát Nhật Bản công bố ngày 4/3, số trường hợp cần tư vấn về bạo lực gia đình tại Nhật Bản đã lên tới con số 82.643 trong năm 2020, trong bối cảnh người dân dành thời gian ở nhà nhiều hơn hơn do đại dịch COVID-19 bùng phát. Đây là con số cao nhất kể từ khi luật chống bạo lực hôn nhân tại nước này có hiệu lực năm 2001.

Báo động tình trạng bạo lực gia đình tại Nhật Bản trong đại dịchẢnh minh họa. (Nguồn: bhattchicagodefenselaw.com)

Số ca tư vấn về hành vi đeo bám ở Nhật Bản trong năm 2020 là 20.189 vụ, giảm 723 vụ so với năm 2019, song là năm thứ 8 liên tiếp con số này ở mức trên 20.000 vụ kể từ năm 2013.

Theo Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản, số vụ bạo lực gia đình cần tư vấn năm 2020 tăng 436 vụ so với năm 2019, trong số này 76,4% nạn nhân là phụ nữ.

Xét theo độ tuổi, có 23,4% nạn nhân trong độ tuổi 20; nạn nhân trong độ tuổi 30 chiếm 27% và độ tuổi 40 chiếm 22,9%. Nam giới chiếm 75,9% trong số thủ phạm hành hung, trong đó 26,3% trong độ tuổi 30 và 23,9% trong độ tuổi 40.

Số liệu cũng cho thấy trong 8.778 vụ điều tra liên quan đến hành hung, có 5.183 vụ bạo lực gia đình , 2.626 vụ gây thương tích.

Mặc dù không có vụ giết người, nhưng có 110 trường hợp thủ phạm có ý định giết người và một vụ gây thương tích dẫn đến tử vong .

Trong số các nạn nhân bị đeo bám, có 87,6% người là phụ nữ. Những người trong độ tuổi 20 chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức 34,7%, tiếp theo là độ tuổi 30 với 23,6%.

Nam giới chiếm tới 80,7% số thủ phạm của các vụ đeo bám, trong đó nhóm thủ phạm ở độ tuổi 40 chiếm tỷ lệ cao nhất là 19,4%. Báo cáo cũng chỉ ra có một số thủ phạm trong độ tuổi vị thành niên hoặc từ 60 tuổi trở lên.

Về mối quan hệ giữa nạn nhân và thủ phạm, có 40,8% trường hợp là các cặp đôi từng hẹn hò hoặc đang hẹn hò, trong khi 7,4% là các cặp đôi từng là vợ chồng hoặc đang là vợ chồng, hoặc chung sống cùng nhau. Số vụ liên quan đến người ngoài chiếm 7,8%.

Cảnh sát đã điều tra được 2.503 vụ đeo bám trong năm 2020, tăng 148 vụ so với năm 2019. Trong số đó, 1.518 vụ tấn công và gây thương tích, 985 vụ vi phạm luật chống đeo bám.

Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy dự luật nhằm sửa đổi luật chống đeo bám tại kỳ họp Quốc hội dự kiến kéo dài đến hết tháng Sáu tới, theo đó cấm sử dụng trái phép hệ thống GPS với mục đích theo dõi nạn nhân, cùng nhiều biện pháp khác./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]