Nông dân Thanh Hóa hối hả ra đồng cứu lúa sau bão Yagi
Ngày 8/9, tranh thủ trời tạnh ráo, nông dân Thanh Hóa lại hối hả ra đồng để gặt lúa bị ngập úng, ngã đổ sau bão.
Video: Nông dân Thanh Hóa hối hả ra đồng thu hoạch lúa sau bão Yagi.
Bão số 3 kèm theo mưa lớn nhiều ngày liên tục khiến cho nhiều diện tích lúa chưa kịp thu hoạch của bà con nông dân các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Thọ Xuân, Nông Cống... ngã rạp ngập trong nước.
Ghi nhận tại các huyện Nga Sơn, sau khi trời ngớt mưa, người dân tranh thủ ra đồng thu hoạch lúa kịp thời để giảm thiểu thiệt hại. Nếu ngâm nước lâu, hạt lúa sẽ nảy mầm thì toàn bộ công sức, chi phí đầu tư bỏ ra đều mất hết.
Vì thu hoạch không kịp, nhiều diện tích lúa ở Nga Sơn bị ngập úng, ngã đổ, lúa đã có hiện tượng nảy mầm, nguy cơ mất mùa.
Do diện tích lúa bị ngập nước không thể sử dụng phương tiện cơ giới như máy gặt để thu hoạch mà phải gặt bằng tay nên tiến độ rất chậm.
Đến thời điểm này, nước trên các cánh đồng lúa ở huyện Nga Sơn đang rút nhưng còn chậm. Để bông lúa sau khi gặt khỏi ngấm thêm nước, người dân phải sử dụng những tấm bạt làm bè vận chuyển vào bờ.
Gia đình bà Lê Thị Hưng (thôn Mỹ Khê, xã Ba Đình, huyện Nga Sơn) có khoảng 7 sào lúa, phải gần một tháng nữa mới đến ngày thu hoạch, nhưng vì bão số 3 khiến trời mưa liên tục làm lúa của gia đình bà bị đổ sát mặt ruộng nên phải gặt tay, trung bình một sào chỉ thu được 2 tạ lúa, sản lượng giảm khoảng 40% so với bình thường.
"Dù cứu được phần nào cũng cố mà cứu, nếu để vậy sớm muộn lúa sẽ mọc mầm, chỉ có thể cho gia súc, gia cầm ăn”, bà Hưng nói.
Gia đình anh Nguyễn Hữu Phi (huyện Nga Sơn) có 3,5 sào lúa bị ngã đổ, ngập nước. Để thu hoạch kịp thời, anh phải thuê 8 người gặt tay với chi phí hơn 300 nghìn đồng/người. Như vậy, tính ra, gia đình anh không có lãi, nếu không muốn nói là còn thua lỗ.
Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nhiều diện tích lúa mới đạt tỷ lệ chín khoảng 65-70% thế nhưng do bị ngã đổ nên nông dân phải thu hoạch đem về nhà, nhằm gỡ gạc được chút nào hay chút đó.
Nhiều diện tích lúa bị ngã đổ nhưng nước rút nhanh, bà con buộc lên để hong khô chờ lúa chín thêm mới thu hoạch.
Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã có văn bản đề nghị các địa phương trong tỉnh huy động tối đa nhân lực, máy móc thiết bị, tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch triệt để diện tích lúa đã chín từ 80% trở lên và các cây trồng khác đã đến thời điểm thu hoạch.
Hoàng Đông
{name} - {time}
-
2024-12-12 17:47:00
Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
-
2024-12-12 16:49:00
Phát động cuộc thi “Gửi tương lai Xanh 2050” - Lan tỏa thông điệp xanh cho thế hệ tương lai
-
2024-09-08 15:05:00
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Triển lãm “TECHFEST đổi mới sáng tạo mở Trường Đại học Hồng Đức”
Phân luồng giao thông qua vị trí sạt lở taluy âm, lún sụt nền mặt đường trên Quốc lộ 15C
Sân bay Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi đã mở cửa khai thác trở lại sau bão số 3
Tình quân dân, nghĩa đồng bào
Chùa Thanh Hà trao hơn 1.000 suất quà cho học sinh giỏi
Lắng nghe để suy xét
Bão số 3 ảnh hưởng đến Thanh Hóa sau khi vào đất liền
Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hỗ trợ máy lọc nước cho hộ nghèo bản Co Me
Quan Sơn: Sôi nổi phong trào hiến đất làm đường giao thông