(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.198 HTX tham gia trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Bên cạnh mở rộng các khâu dịch vụ để phục vụ sản xuất cho người dân, để nâng cao giá trị nông sản, các HTX đã chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật, đầu tư xây dựng nhà lưới, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Hợp tác xã nâng cao giá trị nông sản

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.198 HTX tham gia trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Bên cạnh mở rộng các khâu dịch vụ để phục vụ sản xuất cho người dân, để nâng cao giá trị nông sản, các HTX đã chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật, đầu tư xây dựng nhà lưới, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Hợp tác xã nâng cao giá trị nông sản

HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa hỗ trợ, hướng dẫn người dân xây dựng nhà lưới trồng dưa Kim Hoàng Hậu.

Là địa phương có truyền thống sản xuất rau màu, song sản xuất nông nghiệp truyền thống gặp nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu tính cạnh tranh... nên HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ sản xuất đất hai vụ lúa kém hiệu quả kinh tế sang trồng rau màu; khuyến khích và hỗ trợ các xã viên từng bước ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, như xây dựng nhà màng, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương... Với hệ thống tưới này, hiệu quả hấp thu phân bón lên tới 80%, từ đó năng suất, chất lượng rau, củ, quả tăng lên rõ rệt. Đến nay, đã có 16,7 ha rau màu được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mang lại doanh thu từ 380 đến 400 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó xây dựng được 26.000m2 nhà màng, doanh thu khoảng 4 tỷ đồng/ha/năm. Từ hiệu quả kinh tế bước đầu của mô hình sản xuất dưa công nghệ cao, HTX đã và đang vận động các xã viên mở rộng diện tích nhà màng, nhà lưới để đầu tư sản xuất các loại cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao, như dưa Kim Cô Nương, cà chua, dưa chuột baby... HTX đã chủ động liên kết với các viện nghiên cứu, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương cung ứng giống lúa lai, lúa thuần... phục vụ sản xuất cho nguời dân. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn theo quy trình canh tác an toàn kết hợp với bao tiêu sản phẩm như hoa, rau an toàn... Ngoài việc hỗ trợ người dân đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, HTX còn tham mưu cho UBND thị trấn Thiệu Hóa mở gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn; đưa sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương tham gia các hội chợ, quảng bá sản phẩm trên hệ thống phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa... nhằm hỗ trợ người dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa có 60 HTX dịch vụ nông nghiệp. Với mục tiêu đa dạng hóa khâu dịch vụ, nâng cao giá trị nông sản nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, các HTX đã đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm nông sản qua các website, hội chợ triển lãm thương mại, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trong và ngoài huyện. Từ đó hình thành các mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm, tiêu biểu như mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ bắp cải, súp lơ xanh xuất khẩu với Công ty TNHH Nông nghiệp Kim Huy Việt Nam, mô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu tại HTX sản xuất thương mại nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, mô hình trồng khoai tây liên kết với Công ty CP Quốc tế An Việt... Bên cạnh đó, các HTX còn là “cầu nối” để chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp lúa - cá, phát triển trang trại chăn nuôi tập trung... Các HTX cũng đã chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao, như sản xuất lúa giống áp dụng quy trình khép kín, sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, có hệ thống tưới phun sương nhỏ giọt tự động, nuôi trồng thủy sản áp dụng nuôi tôm công nghệ cao... Trong quá trình sản xuất, các HTX cũng đang hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đầu tư xây dựng nhà lưới, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, sản xuất chế phẩm sinh học EM.

Thời gian tới, các địa phương cần quan tâm phát triển đa dạng các mô hình HTX nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, các HTX cần đẩy mạnh vai trò là “cầu nối” tiếp thu, hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, bảo vệ thực vật đối với cây trồng, góp phần đưa nông sản địa phương phát triển theo hướng bền vững, từ đó hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đăng ký, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]