(Baothanhhoa.vn) - Sự phát triển bùng nổ của công nghệ 4.0, nhất là từ khi diễn ra dịch bệnh COVID-19 đến nay khiến cách thức mua sắm của người tiêu dùng  thay đổi. Nhiều người dân hình thành cho mình thói quen mua sắm trực tuyến online thay vì mua sắm truyền thống như trước đây. Theo đó, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mua hàng online ngày càng gia tăng và dần trở thành xu hướng. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp, người kinh doanh muốn tồn tại, phát triển thì phải thích ứng trước xu hướng tiêu dùng mới thông qua việc vừa bán hàng trực tiếp, vừa phát triển hình thức bán hàng online.

Xu hướng online trong kinh doanh tiêu dùng

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ 4.0, nhất là từ khi diễn ra dịch bệnh COVID-19 đến nay khiến cách thức mua sắm của người tiêu dùng thay đổi. Nhiều người dân hình thành cho mình thói quen mua sắm trực tuyến online thay vì mua sắm truyền thống như trước đây. Theo đó, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mua hàng online ngày càng gia tăng và dần trở thành xu hướng. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp, người kinh doanh muốn tồn tại, phát triển thì phải thích ứng trước xu hướng tiêu dùng mới thông qua việc vừa bán hàng trực tiếp, vừa phát triển hình thức bán hàng online.

Xu hướng online trong kinh doanh tiêu dùngChị Đặng Nhật Lệ, phường An Hưng, TP Thanh Hóa đặt mua hàng online bằng smartphone.

Nắm bắt được xu hướng kinh doanh của hiện tại và tương lai, nhiều doanh nghiệp, chủ các cơ sở kinh doanh đã nhanh chóng đổi mới phương thức kinh doanh để phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người dân. Chị Võ Hương Giang, phường An Hưng, TP Thanh Hóa, cho biết: Đầu năm 2021, chị và một số thành viên khác trong gia đình bắt đầu khởi nghiệp bằng việc mở cửa hàng kinh doanh trái cây sạch. Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng online đang phát triển mạnh, cùng với việc khai trương địa điểm cửa hàng tại trung tâm thương mại Hoàng Gia, thị trấn Thiệu Hóa, chị và các thành viên đã lập một tài khoản facebook, zalo để bán hàng online. Ngoài ra, trên trang cá nhân mỗi thành viên của cửa hàng cũng thường xuyên đăng bài, quảng cáo hình ảnh sản phẩm trái cây của cửa hàng để lấy tương tác, thông qua đó tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng. Điều này cũng giúp người tiêu dùng tuy không trực tiếp đến cửa hàng, nhưng vẫn nắm bắt và cập nhật đầy đủ thông tin, hình ảnh về số lượng và chất lượng của sản phẩm, từ đó kích cầu tiêu dùng.

Nhờ chiến lược kinh doanh phù hợp, nhất là thực hiện có hiệu quả việc kinh doanh online, nên dù mới được khai trương không lâu, song cửa hàng trái cây sạch của gia đình chị Giang đã có nhiều người biết đến và tin tưởng mua sản phẩm thông qua online. Hiện, trang cá nhân cửa hàng bán trái cây của gia đình chị Giang đang có gần 1.000 người theo dõi, hơn 60% lượng sản phẩm của cửa hàng được tiêu dùng qua phương thức bán hàng online.

Cửa hàng giày Thủy Thủy, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa, chỉ có mặt bằng rộng hơn 10m2, thế nhưng lượng hàng bán ra mỗi ngày không thua kém gì so với một đại lý phân phối. Chị Đỗ Thị Thủy, chủ cửa hàng cho biết: Vào những dịp cao điểm như gần Tết Nguyên đán hoặc năm học mới, lượng hàng bán ra của cửa hàng lên tới vài trăm đôi mỗi ngày. Sở dĩ cửa hàng tiêu thụ được lượng hàng lớn là bởi chị đã tận dụng, phát huy tối đa những ứng dụng nền tảng công nghệ số để bán hàng online. Gần như ngày nào chị và các nhân viên cũng chụp các mẫu giày để đưa lên trang facebook cá nhân; đồng thời, thực hiện livestream quảng cáo các sản phẩm giày trên trang cá nhân để tăng tương tác với khách hàng. Ngoài ra, chị còn tham gia và thường xuyên viết bài trên trang của các nhóm, hội như: hội rao vặt mẹ và bé Thanh Hóa, hội bán hàng Thanh Hóa, chợ TP Thanh Hóa, hội mang thai và nuôi con nhỏ tại Thanh Hóa... từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Hiện, trang facebook Thủy Thủy của chị có tới gần 15.000 người theo dõi, trong đó phải có đến gần 20% lượng người theo dõi là khách hàng thân thiết của cửa hàng chuyên mua qua online.

Khảo sát thêm các cơ sở kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng trên địa bàn TP Thanh Hóa, chúng tôi được biết, đa phần các cơ sở kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, như: đồ gia dụng, mỹ phẩm, quần áo... hiện đều kết hợp cả 2 hình thức bán hàng trực tiếp và online. Việc phát triển kinh doanh online mở ra cơ hội phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho người kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh doanh online đang tồn tại một số hạn chế, như: một số cơ sở vẫn thực hiện chiêu trò “treo đầu dê, bán thịt chó”, nên chất lượng, mẫu mã sản phẩm khi chuyển đến người tiêu dùng không đúng như được giới thiệu, quảng cáo, làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Vì vậy, để kinh doanh online phát triển bền vững, tạo được niềm tin cho khách hàng, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần chú trọng đến vấn đề giữ uy tín, bán hàng thật, giá thật khi kinh doanh online, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp tăng tương tác đối với các bài viết quảng cáo, rao bán sản phẩm, quan tâm chăm sóc khách hàng; đồng thời, thường xuyên có chính sách khuyến mãi, hậu mãi đối với khách hàng.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]