Hỗ trợ đoàn viên phát triển sản xuất, kinh doanh
tỉnh đoàn Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác ủy thác cho vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đoàn viên ở xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc) vay vốn chính sách phát triển chăn nuôi.
Thực hiện chương trình ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Tỉnh đoàn luôn bám sát vào các nội dung của chương trình phối hợp thực hiện. Nguồn vốn nhận ủy thác được đoàn thanh niên các cấp quản lý tốt, bình xét cho vay đúng đối tượng, thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo trên toàn tỉnh. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi chính sách xã hội ngày càng đi vào thực chất, hỗ trợ cho các mô hình của ĐVTN phát triển kinh tế thành công, giúp hàng nghìn thanh niên có cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo, làm giàu cho bản thân, giúp ích cộng đồng. Mục đích sử dụng nguồn vốn đã được mở rộng và đa dạng ngành nghề, như chế biến nông sản, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ và khôi phục các ngành nghề truyền thống... Từ đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả do ĐVTN làm chủ.
Đoàn Thanh niên xã Trung Hạ (Quan Sơn) đã nhận ủy thác với NHCSXH huyện Quan Sơn cho hộ anh Vi Văn Thành ở bản Chiềng Xầy vay 100 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm để đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi gà và trồng cây lâm nghiệp. Đến nay mô hình của gia đình anh Thành phát triển thuận lợi với gần 2.000 con gà, hơn 2ha rừng trồng, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho ĐVTN trong tỉnh được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cơ sở đoàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội; các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn tại NHCSXH... Đồng thời, tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện triển khai vốn vay, bảo đảm sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy có hiệu quả nguồn vốn, góp phần tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho ĐVTN.
Tính đến đầu tháng 4/2024, thông qua 713 tổ tiết kiệm do các cấp bộ đoàn quản lý đã nhận ủy thác với NHCSXH Thanh Hóa cho gần 28.000 hộ ĐVTN vay vốn với dư nợ hơn 1.620 tỷ đồng. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vay vốn khởi nghiệp của ĐVTN, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đến năm 2025” với tổng nguồn vốn là 50 tỷ đồng. Tín dụng chính sách không chỉ là điểm tựa giúp ĐVTN khởi nghiệp, vươn lên làm giàu mà còn góp phần giúp các tổ chức đoàn tập hợp, thu hút ĐVTN tạo sự gắn kết giữa ĐVTN với tổ chức đoàn. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện ủy thác vốn vay của NHCSXH, cán bộ đoàn nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN, từ đó phối hợp cùng cán bộ NHCSXH tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ. Nhờ vậy, nhiều thanh niên nông thôn đã vươn lên trở thành tấm gương sáng trong phát triển kinh tế tại địa phương, góp phần thu hút ĐVTN ngày càng gắn kết với các cơ sở đoàn, đưa công tác đoàn và phong trào thanh niên ngày càng đi vào thực chất.
Tiếp tục hỗ trợ, cổ vũ, khuyến khích ĐVTN xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH, Tỉnh đoàn đã và đang chỉ đạo các cơ sở đoàn chủ động phối hợp với phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đăng ký nhu cầu nguồn vốn vay; lập danh sách các mô hình thanh niên phát triển kinh tế để đăng ký vay vốn khởi sự doanh nghiệp. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác tổ chức và kiện toàn tổ tiết kiệm và vay vốn để nâng cao chất lượng hoạt động nhận ủy thác tín dụng chính sách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong các cấp bộ đoàn từ tỉnh đến cơ sở, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý sai phạm, không để thất thoát, chiếm dụng vốn vay. Cùng với đó, định hướng cho vay, mục tiêu sử dụng vốn, tổ chức thẩm định các dự án, bảo đảm vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2025-01-15 11:20:00
Nhiều mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu
-
2025-01-15 10:01:00
Prudential khai trương Văn phòng Tổng đại lý theo mô hình mới tại huyện Thiệu Hóa
-
2024-04-11 14:07:00
Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn không chất thải
Bản tin tài chính 11/4/2024: Giá vàng lao dốc sau khi Mỹ công bố tin tức
Đồng Yên giảm giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm
Thanh Hóa là 1 trong 8 tỉnh, thành ven biển tiếp tục được hỗ trợ hiện đại hóa ngành lâm nghiệp
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi
Phát huy vai trò của kinh tế tập thể, HTX trong phát triển kinh tế - xã hội
Nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm qua hỗ trợ truy xuất nguồn gốc
Nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Hoằng Hóa
Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029