(Baothanhhoa.vn) - Trong không khí hân hoan phấn khởi cùng đồng bào cả nước, cử tri và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đang hướng về sự kiện chính trị quan trọng - Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 20-10 đến ngày 18-11-2022.

Gửi gắm niềm tin vào một kỳ họp quan trọng

Trong không khí hân hoan phấn khởi cùng đồng bào cả nước, cử tri và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đang hướng về sự kiện chính trị quan trọng - Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 20-10 đến ngày 18-11-2022.

Gửi gắm niềm tin vào một kỳ họp quan trọng

Cử tri huyện Nga Sơn phát biểu ý kiến, kiến nghị gửi tới Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 luật, 3 nghị quyết quy phạm pháp luật và cho ý kiến về 7 dự án luật khác; đồng thời xem xét các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2022; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét báo cáo của một số cơ quan; tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”; xem xét, quyết định về nhân sự và một số vấn đề quan trọng khác.

Gửi niềm tin đến kỳ họp, cử tri và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đánh giá cao Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; kịp thời khắc phục, giải quyết những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thực hiện các mục tiêu đề ra và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng với quyết tâm chính trị cao về xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm, phấn khởi trước những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 9 tháng năm 2022.

Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân Thanh Hóa cũng băn khoăn, lo lắng về việc giá xăng dầu, nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao, kéo theo việc tăng giá nhiều hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và mức sống của người dân, nhất là các hộ dân nghèo và người lao động có thu nhập thấp; công tác phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ; tình trạng ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, tiến độ giải ngân của các dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương và vốn ODA.

Gửi gắm niềm tin vào kỳ họp quan trọng, cử tri Thanh Hóa gửi đến kỳ họp 56 nhóm kiến nghị liên quan đến an ninh, chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống người dân. Trong đó có 10 nhóm kiến nghị với Quốc hội; 16 nhóm kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 30 nhóm kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương. Đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, cử tri đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai và các văn bản liên quan, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện. Đồng thời đề nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm nhằm thống nhất với Luật Bảo hiểm xã hội về đối tượng thực hiện hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, quy định giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho lao động mất việc làm do chủ sử dụng lao động phá sản, bỏ trốn không làm thủ tục thanh lý hoặc chấm dứt hợp đồng lao động; bổ sung quy định về việc ban hành quyết định chấm dứt hưởng hỗ trợ học nghề đối với trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, do đã tìm được việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quốc hội cũng xem xét nghiên cứu sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, theo phương án rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm từ 20 năm xuống 15 năm, tạo điều kiện cho người dân tham gia và hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần như hiện nay...

Cử tri và Nhân dân trong tỉnh cũng đề nghị Chính phủ quan tâm, phân bổ, bổ sung chi tiêu sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 cho Thanh Hóa, để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Bởi hiện nay phân bổ quy hoạch sử dụng đất năm 2030 đất khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa là 6.045 ha, đất giao thông là 43.005 ha, thấp hơn so với nhu cầu của tỉnh. Dự kiến nhu cầu đất khu công nghiệp đến năm 2030 là 12.218 ha, nhu cầu đất giao thông là 46.674 ha. Đề nghị Chính phủ tăng thêm nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó quan tâm ưu tiên bố trí vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để giảm bớt khó khăn cho tỉnh trong quá trình thực hiện. Vì hiện nay, kế hoạch ngân sách Trung ương để thực hiện chương trình chỉ đáp ứng khoảng 26,7% nhu cầu, trong khi đó nguồn vốn ngân sách tỉnh rất hạn hẹp, hằng năm phải nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương 50-70% nên rất khó khăn trong việc bố trí vốn đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong khi đó, cử tri huyện Quan Sơn đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được hưởng thêm các chính sách dành cho các địa phương thuộc Chương trình 135, 30a của Chính phủ; giải quyết chuyển đổi đất quốc phòng của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo để cấp đất ở cho người dân bản Cha Khót, xã Na Mèo. Cử tri huyện Bá Thước đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải chỉ đạo chủ đầu tư thi công nâng cấp Quốc lộ 15A, khảo sát mức độ ảnh hưởng do lu dung làm rạn nứt nhà và các công trình xây dựng để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng; đề nghị làm 2 đoạn đường tránh trên Quốc lộ 217 đoạn qua thị trấn Cành Nàng và đoạn qua xã Điền Lư để giảm lưu lượng tham gia giao thông và tránh ngập cho 2 đoạn đường này. Cử tri huyện Nga Sơn đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải quan tâm chỉ đạo nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua huyện Nga Sơn đã được giải phóng mặt bằng và giao cho chủ đầu tư, nhưng đến nay việc thi công rất chậm, ảnh hưởng đến việc đi lại, sản xuất của Nhân dân...

Cử tri và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn đặt niềm tin vững chắc vào Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV với những quyết sách quan trọng, đúng đắn, góp thêm sức mạnh để cả hệ thống chính trị và Nhân dân vượt qua những khó khăn, thách thức trong chặng đường phát triển mới của đất nước.

Luật ban hành phải đảm bảo yếu tố đồng bộ

Gửi gắm niềm tin vào một kỳ họp quan trọng

Tôi được biết, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV lần này dự kiến sẽ xem xét để thông qua các luật và nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó có các luật như: Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Khám chữa bệnh, Luật Thanh tra... Đây là những luật hết sức cơ bản. Trong đó Luật Phòng chống bạo lực gia đình đang là vấn đề được xã hội quan tâm, bởi trong nhiều năm qua, chúng ta có khung pháp lý ở cấp độ cao nhất là luật để xử lý triệt để, kể cả khâu phòng ngừa cho đến khâu xử lý những hành vi vi phạm trong mối tổng thể pháp luật hành chính, pháp luật hình sự để xử lý vấn đề bạo lực gia đình.

Đối với Luật Khám, chữa bệnh, đây là luật gắn liền với cả phía bệnh nhân và cả phía người chữa bệnh và các cơ sở khám, chữa bệnh, luật sẽ quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản, xử lý được tận gốc các mối quan hệ pháp lý giữa bệnh nhân và bệnh viện, giữa bệnh viện và cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm tránh sự chồng chéo, việc lạm dụng công tác quản lý Nhà nước để can thiệp quá sâu vào hoạt động khám, chữa bệnh và đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi cho người dân. Đối với Luật Thanh tra, trong thời gian vừa qua cho thấy vai trò thanh tra có yếu tố then chốt trong việc phòng, chống tham nhũng, chỉ ra và xử lý những sai phạm, đã có rất nhiều vụ việc xử lý hình sự từ các kết luận thanh tra... Việc thông qua Luật Thanh tra lần này có ý nghĩa quan trọng, giúp hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; phòng, chống các vi phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý Nhà nước.

Tôi cho rằng đây là thời điểm phù hợp và nếu các luật nêu trên được thông qua sẽ có ý nghĩa và hiệu quả rất lớn trong việc triển khai, áp dụng luật đối với toàn xã hội. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng để khi luật ban hành và đi vào cuộc sống, tránh tình trạng vừa ban hành lại có những điểm không phù hợp phải điều chỉnh, sửa đổi hoặc các quy định không được thực thi trên thực tế, nên luật ban hành phải đảm bảo yếu tố đồng bộ.

Luật sư Trịnh Ngọc Ninh

Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa

Phát huy cao nhất nguồn lực đất đai, phù hợp với xu thế phát triển

Gửi gắm niềm tin vào một kỳ họp quan trọng

Sau gần 10 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ nhiều bất cập, mâu thuẫn cũng như chưa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật nên cần được sửa đổi toàn diện mới có thể đảm bảo các quyền của chủ sử dụng đất, vai trò, trách nhiệm giải quyết các vấn đề về đất đai một cách phù hợp.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có những chính sách mới, nội dung mới như: đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người sử dụng đất và chủ đầu tư... Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai, đồng thời bổ sung các chính sách mới để điều chỉnh một số nội dung phát sinh trong thực tiễn là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng phát huy cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Nguyễn Minh Tú

Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ điện tử điện lạnh Mạnh Tuấn

Phát huy quyền dân chủ trong dân để chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Gửi gắm niềm tin vào một kỳ họp quan trọng

Đẩy mạnh, tăng cường phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa thường xuyên và lâu dài để Đảng trong sạch, vững mạnh. Tới đây Quốc hội họp thảo luận bàn về công tác chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí là thực sự cần thiết, phù hợp với thời điểm hiện nay. Làm tốt công tác này để giảm bớt thực trạng “mất” cán bộ, “mất” đảng viên, xây dựng, củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Do đó, việc cần thiết sửa đổi luật phải bám sát thực tiễn, hợp lòng dân để Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tiêu cực, lãng phí thực sự đi vào cuộc sống, để người dân hiểu luật, cùng với Đảng, Nhà nước tham gia phòng, chống, góp phần giảm thiểu tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Phát huy quyền dân chủ trong dân để dân tin tưởng, đồng tình với Đảng chống tiêu cực, dân phát hiện và cùng Nhà nước giám sát thực hiện. Theo tôi, Nhà nước nghiên cứu cải tạo tiền lương để cán bộ, lãnh đạo yên tâm công tác. Cùng với đó, Quốc hội tăng cường giám sát phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; có chính sách bảo vệ người dân trong tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Lê Tiến Cự

Khu phố 2, thị trấn Thống Nhất (Yên Định)

Bài và ảnh: Quốc Hương


Bài và ảnh: Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]