Giao thông đi trước đón đầu
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”, Thanh Hóa đã tích cực huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2023, đường cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh với chiều dài 98,8 km hoàn thành đưa vào sử dụng đã rút ngắn thời gian đi lại từ Thanh Hóa - Hà Nội với khoảng 2 giờ. Không chỉ “rút ngắn” khoảng cách, mở thêm khả năng kết nối tỉnh Thanh Hóa với các vùng phía Bắc, mà còn mở ra cơ hội thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo tính kết nối, phát huy hiệu quả đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, tỉnh đã chủ động bố trí vốn ngân sách địa phương khoảng 9.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng các tuyến đường địa phương kết nối với các nút giao của tuyến đường bộ cao tốc qua địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, nhiều công trình giao thông có tính kết nối liên vùng, các trung tâm kinh tế của tỉnh, Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cửa khẩu, các đô thị được đầu tư cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng. Từ năm 2021 - 2023, trên địa bàn tỉnh đã xây mới, nâng cấp, cải tạo khoảng 77,9 km đường tỉnh, cứng hóa khoảng 350 km đường nông thôn; hoàn thành, đưa vào sử dụng một số dự án quan trọng, như: dự án đường giao thông nối TP Sầm Sơn với Khu Kinh tế Nghi Sơn; dự án đầu tư tuyến đường Đại lộ Đông- Tây TP Thanh Hóa đoạn từ thị trấn Rừng Thông đến Quốc lộ 1A; dự án đường giao thông từ Quốc lộ 47 đến đường Hồ Chí Minh (Thọ Xuân) giai đoạn 1; dự án nâng cấp Quốc lộ 15; đường từ trung tâm TP Thanh Hóa nối với đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn; cải tạo, nâng cấp đường Trần Phú (thị xã Bỉm Sơn); đường giao thông Quảng Bình - Quảng Thái (Quảng Xương)...
Đường tránh TP Thanh Hóa được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Phát triển hạ tầng giao thông là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực vận chuyển, tăng cường kết nối các trung tâm kinh tế động lực của tỉnh với các tỉnh lân cận. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng không gian phát triển, thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của tỉnh. Vì vậy, hiện các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, như: đường giao thông từ Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa; tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa; đường Vạn Thiện đi Bến En; đường nối Quốc lộ 1A và Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Long (Thiệu Hóa)... Cùng với đó, ngành giao thông tích cực chuẩn bị các điều kiện để khởi công các dự án đường từ cao tốc Bắc - Nam đi Quốc lộ 1A và Cảng Nghi Sơn; cầu Cẩm Vân; đường từ TP Thanh Hóa đi cao tốc (đoạn Đông Thanh - Đông Tiến)... Trong tương lai không xa, những tuyến đường này hoàn thành đi vào khai thác sẽ tạo thành mạng lưới giao thông kết nối các vùng, các trung tâm kinh tế động lực của tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Cảng biển Nghi Sơn đón tàu vận tải công suất lớn vào bốc xếp hàng hóa.
Được sự quan tâm, ưu tiên đầu tư của Trung ương và địa phương, diện mạo hạ tầng giao thông của tỉnh từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Đến nay, hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh được nhựa hóa, bê tông hóa với tổng chiều dài khoảng 23.272 km. Trong đó,13 tuyến quốc lộ với chiều dài 1.299,3 km, 63 tuyến đường tỉnh dài 1.499,53 km và các đường khác dài 20.492,1 km. Ngoài ra, Cảng Hàng không Thọ Xuân đã được đầu tư xây dựng và hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2013, đến nay đã thực hiện khai thác 9 đường bay nội địa vận chuyển hàng triệu lượt khách/ năm. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có hệ thống Cảng biển Nghi Sơn và Cảng Lễ Môn với lượng hàng thông qua cảng đạt 45 triệu tấn/năm... Đây là những lợi thế nổi trội của Thanh Hóa, góp phần tạo đòn bẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Bài và ảnh: Lê Hợi
{name} - {time}
-
2024-12-24 17:10:00
Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân
-
2024-12-24 14:43:00
Tập trung sản xuất rau màu, đảm bảo chủ động nguồn cung
-
2024-01-01 07:41:00
Mở ra “cánh cửa” mới
Tạo dựng diện mạo trung tâm công nghiệp lớn
Một năm vượt khó
Quảng Ninh giữ vị trí quán quân Vùng đồng bằng sông Hồng sau 5 năm khánh thành ba công trình giao thông trọng điểm
Công điện của Thủ tướng về tập trung giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu
Tín hiệu tích cực từ tích tụ, tập trung đất trong sản xuất nông nghiệp
Người níu giữ vị mắm trăm năm
Bức tranh tăng trưởng nhiều gam màu sáng
GDP năm 2023 tăng 5,05%, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng kinh tế trên Thế giới
Còn nhiều hạn chế trong liên kết sản xuất nông nghiệp