Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA siêu nhỏ
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska công bố giải Nobel Y sinh năm 2024 thuộc về hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun với việc phát minh RNA siêu nhỏ trong quá trình điều hòa gene.
Lễ công bố hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun được trao giải Nobel Y sinh 2024 với công trình phát minh RNA siêu nhỏ trong quá trình điều hòa gene, tại Stockholm (Thụy Điển) ngày 7/10. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Chiều 7/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y Sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros (sinh năm 1953) và Gary Ruvkun (sinh năm 1952) với việc phát hiện ra RNA siêu nhỏ (microRNA hay microARN), qua đó khám phá ra nguyên lý cơ bản chi phối cách thức điều hòa hoạt động của gene.
Tuyên bố của Hội đồng Nobel nhấn mạnh giải Nobel Y Sinh năm nay tập trung khám phá cơ chế điều hòa quan trọng được các tế bào sử dụng để kiểm soát hoạt động của gene.
Thông tin di truyền từ ADN đến RNA thông tin (mRNA - một loại RNA đóng vai trò khuôn mẫu để sản xuất protein theo hướng dẫn được ghi trong gene), thông qua quá trình phiên mã, sau đó đến bộ máy tế bào để sản xuất protein.
Tại đó, mRNA được dịch mã để protein được tạo ra theo các hướng dẫn di truyền lưu trữ trong ADN.
Kể từ giữa thế kỷ 20, một số khám phá khoa học cơ bản nhất đã giải thích cách thức hoạt động của các quá trình này.
Vào cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, 2 nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun là nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của Robert Horvitz - người đã được trao giải Nobel Y Sinh năm 2002, cùng với Sydney Brenner và John Sulston vì những khám phá về “Điều hòa di truyền trong phát triển tạng và chết tế bào theo chương trình,” mở đường cho việc nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới các căn bệnh liên quan đến tế bào, trong đó có ung thư.
Trong phòng thí nghiệm của Horvitz, cả Ambros và Ruvkun đã nghiên cứu loài giun tròn C.elegans, sống tự do (không ký sinh), trong suốt, chiều dài khoảng 1 mm sống trong môi trường đất ôn đới.
Mặc dù có kích thước nhỏ, song C.elegans sở hữu nhiều loại tế bào chuyên biệt như tế bào thần kinh và cơ - vốn cũng được tìm thấy ở các loài động vật lớn hơn, phức tạp hơn, khiến loài giun này trở thành một mô hình hữu ích để nghiên cứu cách thức mô phát triển và trưởng thành ở các sinh vật đa bào.
Thông qua việc nghiên cứu giun C.elegans, 2 nhà khoa học đã phát hiện RNA siêu nhỏ, cùng vai trò của chúng trong quá trình điều hòa gene sau phiên mã. Cơ chế này đã thúc đẩy quá trình tiến hóa của các sinh vật ngày càng phức tạp.
Các nghiên cứu di truyền chỉ ra rằng các tế bào và mô không phát triển bình thường, nếu không có RNA siêu nhỏ.
Điều hòa bất thường của RNA siêu nhỏ - có thể góp phần gây ung thư và đột biến ở các gene mã hóa cho RNA siêu nhỏ - đã được tìm thấy ở người, gây ra các tình trạng như mất thính lực bẩm sinh, rối loạn mắt và xương.
Giải Nobel Y Sinh đã được trao 114 lần kể từ năm 1901 đến nay. Trong năm 2023, giải thưởng danh giá này thuộc về nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman với phát hiện về việc biến đổi cơ sở nucleoside để phát triển vaccine công nghệ mRNA hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19.
Giải thưởng Y Sinh là giải khai màn tuần lễ Nobel 2024. Các giải thưởng tiếp theo được công bố gồm Giải Nobel Vật lý (ngày 8/10), Giải Nobel Hóa học (ngày 9/10) và Giải Nobel Văn học (ngày 10/10).
Giải Nobel Hòa bình là giải thưởng duy nhất được công bố ở Oslo (Na Uy) ngày 11/10.
Trong khi đó, giải Nobel Kinh tế sẽ khép lại Tuần lễ Nobel 2024 vào ngày 14/10./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 15:25:00
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
-
2025-01-15 15:13:00
Máy bay xịt thuốc trừ sâu có hiệu quả không?
-
2024-10-03 10:20:00
Phê duyệt đề án tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030
Giáo sư Việt Nam đầu tiên tham gia hội đồng khoa học tạp chí uy tín về cơ học
iPhone 16 trở thành chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội Việt
Lắp đặt wifi FPT tại Thanh Hóa bùng nổ ưu đãi: Chỉ từ 165k, tốc độ siêu khủng!
Các nhà khoa học tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
Việt Nam đứng thứ 2 về startup công nghệ GenAI trong khu vực ASEAN
Vì sao máy nhắn tin vẫn được nhiều người sử dụng trong thời đại kỹ thuật số?
Cảnh báo lũ quyét, sạt lở, sụt lún đất khu vực miền núi Thanh Hóa
Thủ tướng: Phải quyết tâm cao, hành động quyết liệt trong Chuyển đổi số
Bộ Thông tin và Truyền thông tạm dừng việc tắt sóng 2G Only đến 15/10/2024