Chính phủ Pháp công bố dự thảo ngân sách “thắt lưng buộc bụng” năm 2025
Trong dự thảo ngân sách 2025, Chính phủ của tân Thủ tướng Barnier dự kiến cắt giảm 40 tỷ euro chi tiêu, trong đó nhiều nhất là chi tiêu công, sau đó tới an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thủ tướng Pháp Michel Barnier. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thủ tướng Pháp Michel Barnier ngày 10/10 đã công bố dự thảo ngân sách năm 2025, trong đó dự định cắt giảm chi tiêu và tăng thuế với tổng trị giá 60 tỷ euro (65,68 tỷ USD), để đối phó với thâm hụt ngân sách.
Trong dự thảo ngân sách 2025, Chính phủ của tân Thủ tướng Barnier dự kiến cắt giảm 40 tỷ euro chi tiêu, trong đó nhiều nhất là chi tiêu công, sau đó tới an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng có kế hoạch tăng thuế đối với khoảng 400 công ty lớn và những cá nhân có thu nhập hơn 250.000 euro/năm, giúp mang lại nguồn thu khoảng 20 tỷ euro. Ngân sách cũng kêu gọi tinh giản biên chế, ngừng việc tăng lương thường xuyên.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Barnier nhấn mạnh đây là “những nỗ lực cần thiết” để hướng tới các mục tiêu “công bằng” và “cân bằng.”
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Antoine Armand cho biết mục tiêu chính của dự thảo ngân sách là giảm thâm hụt và kiềm chế nợ công.
Ông cho rằng việc cắt giảm thâm hụt ngân sách phải được thực hiện ngay để bảo vệ uy tín tài chính của nước này, cũng như đảm bảo sự ổn định kinh tế của Liên minh châu Âu (EU).
Chính phủ mới của Pháp đang chịu nhiều áp lực phải hành động từ các thị trường tài chính và các đối tác trong EU sau khi tình hình thu chi ngân sách của nước này không đạt như kỳ vọng.
Nợ quốc gia của Pháp đã tăng lên 3.200 tỷ euro, có thể chiếm xấp xỉ 115% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025, cao gần gấp đôi so với mục tiêu nợ công của Liên minh châu Âu (EU) là 60%. Pháp cũng sẽ là một trong những nước có tỷ lệ nợ quốc gia/GDP cao nhất trong EU.
Chính phủ Pháp đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ mức 6,1% của năm 2024 xuống còn 5% vào năm 2025 và hướng tới mức “giới hạn” 3% GDP của EU vào năm 2029.
Theo quy định, dự luật ngân sách này sẽ phải được đệ trình lên Quốc hội Pháp thông qua.
Các nhà phân tích cho rằng trong bối cảnh chỉ có sự ủng hộ “mong manh” tại Quốc hội như hiện nay, chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier sẽ “không có nhiều lựa chọn,” ngoài việc chấp nhận thêm những nhượng bộ để dự luật ngân sách được thông qua. Tuy nhiên, nhiều khả năng dự thảo ngân sách khó có thể được thông qua trước nửa cuối tháng 12 tới./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-11 11:02:00
Cảnh sát Hàn Quốc đột kích Văn phòng Tổng thống, cựu Bộ trưởng Quốc phòng tự tử bất thành
-
2024-12-11 10:40:00
Hé lộ động cơ khiến sát thủ Mangione lạnh lùng sát hại CEO UnitedHealthcare
-
2024-10-11 14:20:00
Tổng thống Ukraine bàn với các đồng minh châu Âu kế hoạch chấm dứt xung đột
Bão chồng bão, nước Mỹ đang gặp thách thức lớn
Tổng thống Nga ký sắc lệnh bãi bỏ yêu cầu thị thực đối với công dân Gruzia
Ông Kim Jong-un chủ trì chiêu đãi dịp 79 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên
Liên minh châu Âu hoãn triển khai hệ thống kiểm soát biên giới mới
Châu Âu yêu cầu “giám sát nghiêm ngặt” các chuyến bay trong không phận Israel
Bà Kamala Harris dẫn trước ông Donald Trump 4 điểm trong số các cử tri tiềm năng
Ukraine huấn luyện phiến quân ở Mali để chống lại Wagner
Nga phản công giai đoạn 2 ở tỉnh Kursk, nắm quyền kiểm soát một số khu vực
Tổng thống Áo kêu gọi các đảng phá vỡ bế tắc nhằm thành lập chính phủ mới