(Baothanhhoa.vn) - Mùa hè với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền. Đặc biệt, trong giai đoạn cao điểm du lịch năm 2025, nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh cũng như giữa các địa phương trong cả nước tăng cao là nguy cơ gia tăng và bùng phát dịch bệnh nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19

Mùa hè với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền. Đặc biệt, trong giai đoạn cao điểm du lịch năm 2025, nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh cũng như giữa các địa phương trong cả nước tăng cao là nguy cơ gia tăng và bùng phát dịch bệnh nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19

Cán bộ Trạm Y tế Thăng Long, xã Thăng Bình giám sát véc tơ phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Theo báo cáo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) và các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh đến hết tuần 26 (6/7/2025), tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát, các ca bệnh phát hiện sớm, xử lý kịp thời. Toàn tỉnh ghi nhận 37 ca SXH (giảm 23 ca, tương đương 38,3% so với cùng kỳ 2024); tay chân miệng 116 ca (giảm 8 ca, tương đương 6,5%); COVID-19 384 ca (tăng 74% so với 99 ca cùng kỳ năm 2024), số mắc trong tuần giảm mạnh (66,6%), không có ổ dịch lớn xảy ra. Về bệnh tay chân miệng ghi nhận 116 trường hợp mắc, nghi mắc, giảm 8 ca tương ứng 6,5% so với năm 2024 (124 ca).

Trước tình hình một số bệnh như SXH, tay chân miệng, COVID-19 đã bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước, thực hiện kế hoạch, công văn của Bộ Y tế, UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động cao điểm phòng, chống bệnh SXH, tay chân miệng và COVID-19; về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025, ngành y tế đã triển khai cao điểm phòng, chống các dịch bệnh trên nhằm chủ động kiểm soát, khống chế kịp thời các ca bệnh, ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng trong cộng đồng. Đồng thời tăng cường sự tham gia của chính quyền các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị và cộng đồng trong công tác phòng, chống bệnh SXH, tay chân miệng và COVID-19.

Theo đó, ngành y tế đã triển khai đợt truyền thông cao điểm phòng, chống bệnh SXH, tay chân miệng và COVID-19, truyền thông chủ động các dịch bệnh theo mùa dịch và theo tháng cao điểm (tháng 6 - 7/2025); đồng thời xây dựng các tài liệu truyền thông, bộ thông điệp mẫu. Xây dựng các sản phẩm truyền thông giáo dục sức khỏe như các tài liệu truyền thông truyền thống, truyền thông số (infographic, audio clip, video clip...), các thông điệp, chương trình phát thanh, truyền hình, phóng sự, bản tin, chuyên trang, chuyên mục... phù hợp từng nhóm đối tượng, ưu tiên truyền thông cho nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, phụ nữ có thai và những người chăm sóc những đối tượng trên). Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội (facebook, zalo, youtube...) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng. Đồng thời tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh thông qua hệ thống giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện và giám sát tác nhân gây bệnh trong các biện pháp phòng, chống bệnh. Tại các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân; có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện. Các địa phương bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, thiết bị y tế và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm...

Xã Thăng Bình là địa phương trước đây từng ghi nhận ca mắc SXH nội địa, vì thế lực lượng y tế địa phương đã chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai đến từng tổ dân phố, thôn xóm và người dân chủ động tổ chức vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy. Đặc biệt, đối với khu vực ghi nhận ca mắc SXH Dengue cũ, phân công cho các thành viên trong ban chỉ đạo, cộng tác viên tổ chức truyền thông, hướng dẫn xử lý các vật dụng, vật chứa nước có nguy cơ phát sinh lăng quăng, bọ gậy.

Cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19

Cán bộ Trạm Y tế Thăng Long, xã Thăng Bình giám sát véc tơ phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Bác sĩ CKI Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Nông Cống, cho biết: Trung tâm y tế phối hợp với UBND cấp xã, trạm y tế triển khai giám sát, điều tra véc tơ để rà soát, đánh giá, cập nhật danh sách các xã trọng điểm, khu vực nguy cơ cao trên địa bàn để phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý triệt để ngay từ ca bệnh đầu tiên. Đồng thời phối hợp với trạm y tế trực thuộc tham mưu cho UBND xã huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi chủ động theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế tại các xã trọng điểm, khu vực nguy cơ cao trong tháng cao điểm. Đơn vị cũng đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư hóa chất, thuốc men phục vụ cho công tác phòng chống dịch.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Văn Long, Phó trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, khuyến cáo: Để chủ động kiểm soát, khống chế kịp thời các ca bệnh, ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng trong cộng đồng, đối với bệnh SXH cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy. Ngành y tế chủ động giám sát, điều tra, quản lý chặt chẽ các xã trọng điểm, có nguy cơ cao; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị y tế sẵn sàng tiếp nhận, điều trị ca bệnh. Đối với bệnh tay chân miệng, tăng cường giám sát và phòng bệnh tại cộng đồng, cơ sở giáo dục; thực hiện các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Khi phát hiện ca bệnh, lập tức điều tra thông tin liên quan để giám sát, tuyên truyền trực tiếp các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời tổ chức khử khuẩn nơi ở của bệnh nhân và các khu vực có nguy cơ lây nhiễm. Tổ chức điều trị, phân tuyến hợp lý; tránh lây nhiễm chéo tại cơ sở điều trị. Trường hợp theo dõi, cách ly và giám sát sức khỏe tại hộ gia đình, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Đối với dịch COVID-19, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở y tế và cộng đồng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị, cấp cứu, đặc biệt đối với các nhóm nguy cơ cao. Cùng với sự chủ động của ngành y tế, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang tại nơi công cộng, trên phương tiện giao thông, tại cơ sở y tế; hạn chế tụ tập đông người nếu không cần thiết; rửa tay thường xuyên bằng nước sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở, người dân phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]