Chiều 29/11, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, đơn vị vừa thực hiện thành ca ghép tim thứ 14 mang lại sự sống cho một bệnh nhân bị mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối.

Bệnh viện Trung ương Huế lập kỷ lục rút ngắn thời gian ghép tim xuyên Việt

Chiều 29/11, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, đơn vị vừa thực hiện thành ca ghép tim thứ 14 mang lại sự sống cho một bệnh nhân bị mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối.

Bệnh viện Trung ương Huế lập kỷ lục rút ngắn thời gian ghép tim xuyên ViệtHiện tại, bệnh nhân tự ăn uống vận động tại giường, các xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường.

Chiều 29/11, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, đơn vị vừa thực hiện thành ca ghép tim thứ 14 mang lại sự sống cho một bệnh nhân bị mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối.

Thành công này giúp bệnh viện lập kỷ lục rút ngắn thời gian ghép tim xuyên Việt chỉ 4 giờ 5 phút tính từ thời điểm nhận tim, vận chuyển và tim đập lại khỏe mạnh trong lồng ngực người bệnh.

Sau gần 2 ngày được ghép tim, bệnh nhân tự ăn uống vận động tại giường, các xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường.

Trước đó, sáng 27/11, ngay khi nhận được thông tin từ Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia có người cho chết não tại Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Trung ương Huế đã cử êkíp bác sỹ lập tức khởi hành đi Hà Nội.

Chiều cùng ngày, sau khi có kết luận chẩn đoán chết não lần 3, được sự đồng ý của gia đình bệnh nhân và điều phối của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Quân Y 103, các êkíp của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp lấy các tạng hiến tặng gồm tim, phổi, gan, 2 quả thận.

Quả tim được điều phối vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho một bệnh nhân 23 tuổi, mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối với chức năng tim rất thấp EF 12%, chờ ghép từ năm 2018.

Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, các bác sỹ chạy đua với thời gian, vượt qua trở ngại về không gian để đưa trái tim an toàn về ghép cho bệnh nhân, không được phép sai sót, chậm trễ.

Bệnh viện tiến hành thay đổi kỹ thuật bằng thực hiện miệng nối ưu tiên để cho tim đập lại sớm trước, sau đó mới hoàn thiện các miệng nối còn lại khi tim đã đập. Qua đó rút ngắn tối đa thời gian thiếu máu của tim, có ý nghĩa trong phục hồi chức năng của tim sau mổ. 5 giờ sau phẫu thuật, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản, chức năng tim 62%.

Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và tích cực hỗ trợ trong suốt quá trình điều phối của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Ban Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ê-kíp lấy tạng, sự hỗ trợ của các chiến sỹ Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội và Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, hãng hàng không Vietnam Airlines, trái tim được vận chuyển về Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế kịp thời trong “giờ vàng.”

Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương Huế, là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13. Trong chưa đầy một tháng, Bệnh viện thực hiện hai ca ghép tim xuyên Việt, 4 ca ghép giác mạc từ mô, tạng người cho chết não.

Trải qua 130 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế có quy mô hơn 5.000 giường bệnh, với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế giỏi, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Theo lộ trình xây dựng trung tâm y học cao cấp của Thừa Thiên-Huế, ghép tạng đã trở thành thường quy và là lĩnh vực đi đầu không thể thiếu. Bệnh viện Trung ương Huế phát huy hiệu quả vai trò hạt nhân của trung tâm y tế chuyên sâu tại thành phố Huế.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]