Chọn người vào cơ quan dân cử
Còn đúng 20 ngày nữa cử tri cả nước sẽ đi bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026. Để chọn đúng người gánh vác việc dân, việc nước, đòi hỏi cử tri phải tìm hiểu kỹ các ứng cử viên, chứ không phải là câu chuyện... “đặt niềm tin trên giấy”. Nghĩa là, tránh tình trạng cử tri đi bầu một cách cơ học, cảm tính, không biết việc bầu của mình đúng hay không.
Thay cho việc chờ đến ngày bầu cử mới tìm hiểu, cử tri cần chủ động đến các điểm tiếp xúc cử tri để lắng nghe chương trình hành động của các ứng cử viên, nghiên cứu quá trình công tác của từng người được niêm yết công khai ở các điểm bầu cử, các trang tin điện tử về bầu cử và thông tin trên báo chí.
Thực tế hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp cho thấy chất lượng đại biểu là vấn đề căn cốt, mang tính gốc rễ quyết định đến hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan dân cử. Vì thế, đòi hỏi mỗi ứng cử viên phải thực sự thấu cảm cuộc sống Nhân dân để chuyển tải vào chương trình hành động của mình, chứ không phải chỉ nhìn cuộc sống qua báo cáo, rồi trình bày chương trình hành động như báo cáo.
Mặt khác, để đảm bảo tiếng nói của cử tri được cụ thể hóa thành các quyết sách phù hợp, trước hết cử tri phải đặt tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu lên hàng đầu. Không thể vì cơ cấu, yếu tố dòng họ, cộng đồng mà nới lỏng, hạ thấp chất lượng đại biểu. Bởi, một khi lá phiếu đã gửi đi rồi, thì phải 5 năm sau cử tri mới có cơ hội để chọn lựa lại người đại diện cho mình.
Vậy nên, nhằm đảm bảo chọn đúng người vào cơ quan dân cử, chương trình hành động của ứng cử viên hay lá phiếu bầu của cử tri đều phải bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống. Cả hai đều phải căn cứ vào những vấn đề cuộc sống đang đặt ra, đang hướng tới, để chuyển hóa thành quyết định trong chương trình hành động cũng như mỗi lá phiếu bầu của mình.
Từ vấn đề này đòi hỏi các ứng cử viên phải làm sao để cử tri nhìn thấy được hình bóng, ý nguyện của cử tri trong chương trình hành động. Còn cử tri sau khi thực hiện xong quyền bầu cử của mình cũng thấy hài lòng với quyết định đã đưa ra, thấy niềm tin đã được gửi gắm đúng người.
Có thể nói, chương trình hành động của mỗi ứng cử viên hay lá phiếu bầu của cử tri có sức nặng vô cùng. Mọi sự tường minh trong quá trình vận động bầu cử và thực hiện bầu cử không chỉ nhằm đảm bảo cho dân chủ của pháp luật về bầu cử được phát huy, mà còn đem lại chất lượng thực sự cho cơ các quan dân cử. Đó là điều mà chúng ta mong đợi, để tránh đi điều đáng tiếc như nhiệm kỳ 2016-2021, Quốc hội khóa XIV đã phải bãi nhiệm, cho thôi nhiệm vụ và không công nhận tư cách của 9 đại biểu; HĐND các cấp cũng phải làm điều tương tự với nhiều đại biểu khác.
Lam Vũ
{name} - {time}
- 2021-07-15 13:40:00
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- 2021-06-21 14:25:00
Huyện Quan Hóa tổng kết công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- 2021-05-01 08:30:00
Các cấp công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền về bầu cử trong công nhân, viên chức, lao động
“Ngày hội lớn trong niềm vui lớn”
[Infographic] - Cơ cấu người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV của cả nước
Đoàn giám sát của tỉnh kiểm tra công tác bầu cử tại huyện Đông Sơn
Tuổi trẻ Thanh Hóa hướng về ngày bầu cử
Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác bảo vệ bầu cử tại huyện Thiệu Hoá và Thọ Xuân
Hãy để cử tri vui vì chọn đúng mặt để “gửi vàng”
Huyện Vĩnh Lộc tập huấn nghiệp vụ công tác bầu cử cho tổ bầu cử
Huyện Yên Định triển khai công tác tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, nhiệm kỳ 2021-2026
TP Thanh Hóa: Tích cực, chủ động để ngày bầu cử thành công