(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 04 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chỉ thị về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 04 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chỉ thị về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Để bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; tạo điều kiện thuận lợi nhất để Nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình trong việc lựa chọn, giới thiệu, bầu người có đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho Nhân dân cả nước tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; căn cứ Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 25/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc sở, Trưởng các ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung triển khai thực hiện nghiêm những nội dung, công việc sau:

1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông ở Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền kịp thời, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử; quyền ứng cử, quyền bầu cử của công dân theo quy định của Hiến pháp; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các nội dung cơ bản của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; góp phần nâng cao ý thức làm chủ, tinh thần tự giác của mọi công dân, cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác bầu cử.

2. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm rà soát, cung cấp số liệu dân số đến ngày 31/12/2020 của từng huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn để làm căn cứ tính số lượng đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở mỗi đơn vị hành chính.

3. Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Công ty Điện lực Thanh Hóa xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, nhằm bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc thông suốt và cung cấp điện liên tục trong quá trình chuẩn bị, tổ chức bầu cử, đặc biệt là trước và trong ngày bầu cử ngày 23/5/2021.

4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án triển khai lực lượng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội và là lực lượng nòng cốt trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn trong suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử, đặc biệt chú trọng bảo đảm an ninh, trật tự tại những địa bàn trọng điểm, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh; chỉ đạo và hướng dẫn các lực lượng quân đội, công an tham gia cuộc bầu cử.

5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí bầu cử kịp thời để các cơ quan, đơn vị có liên quan, địa phương tổ chức tốt công tác bầu cử; đồng thời, hướng dẫn các đơn vị, địa phương lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử theo đúng quy định, bảo đảm kinh phí được sử dụng đúng mục đich, yêu cầu, tiết kiệm và hiệu quả.

6. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi tình hình, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống đại dịch Covid-19, chủ động xây dựng các phương án nhằm kịp thời ứng phó với những tình huống dịch bệnh có thể xảy ra ở một số khu vực trong thời gian chuẩn bị và tổ chức bầu cử.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các phương án chủ động đối phó với những tình huống thiên tai có thể xảy ra trong thời gian chuẩn bị và tổ chức bầu cử.

8. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc kê khai tài sản đối với người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tập trung giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tổ cáo của công dân trước, trong và sau bầu cử.

9. Sở Nội vụ là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tham mưu, giúp Ủy Ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Ủy Ban nhân dân các cấp thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử; kiểm tra, đôn đốc Ủy Ban nhân dân các cấp thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác bầu cử; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, cập nhật tình hình chuẩn bị, tiến độ thực hiện, kết quả bầu cử để kịp thời tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định của pháp luật về bầu cử.

10. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo đúng chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; chủ động thực hiện và bảo đảm tiến độ việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử; công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; trình tự các bước tiến hành công việc trước, trong, sau ngày bầu cử và các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho cuộc bầu cử.

Ủy ban nhân dân các cấp chủ động phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan liên quan trong việc giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử; chỉ đạo các cơ quan quân đội, công an, y tế ở địa phương xây dựng các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và tại các địa điểm bỏ phiếu; bảo đảm cho cuộc bầu cử được diễn ra an toàn, đúng pháp luật; xây dựng phương án dự phòng bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn.

11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác chỉ đạo tổ chức, thực hiện cuộc bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử; kịp thời gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp bảo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình công tác chuẩn bị, triển khai và tổ chức cuộc bầu cử, ngày bầu cử theo tiến độ từng giai đoạn, bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công tốt đẹp.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]