(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thạch Thành xác định thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở không chỉ khơi dậy “lòng dân - sức dân” trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), mà còn góp phần thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh. Do đó, các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, nhất là ở xã, phường, thị trấn và trong cơ quan hành chính Nhà nước.

Thạch Thành phát huy dân chủ ở cơ sở để khơi dậy “lòng dân - sức dân”

Huyện Thạch Thành xác định thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở không chỉ khơi dậy “lòng dân - sức dân” trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), mà còn góp phần thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh. Do đó, các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, nhất là ở xã, phường, thị trấn và trong cơ quan hành chính Nhà nước.

Thạch Thành phát huy dân chủ ở cơ sở để khơi dậy “lòng dân - sức dân”Mô hình trồng ổi trên đất vườn đồi ở xã Thành Tân mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Thành Tân là xã miền núi khó khăn của huyện Thạch Thành, có địa bàn rộng, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, do đó khi bắt tay vào XDNTM gặp không ít khó khăn, nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng bộ, chính quyền xã xác định để hoàn thành chương trình XDNTM phải phát huy tối đa nội lực. Nội lực ấy là từ sự thống nhất trong Đảng bộ, chính quyền và tinh thần đoàn kết, đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên phục vụ cho sự phát triển. Để khơi dậy sức dân, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân hiểu rõ ý nghĩa lớn lao chủ trương của Đảng và Nhà nước về XDNTM, xã Thành Tân còn tập trung thực hiện tốt QCDC ở cơ sở. Theo đó, mỗi phong trào, mỗi công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn xã khi được triển khai xây dựng đều bảo đảm phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Toàn xã có hơn 137 km đường giao thông nông thôn. Trong đó, đường trục xã dài gần 21 km; đường trục thôn và ngõ, xóm dài khoảng 65 km. Thông qua nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn lực đóng góp từ Nhân dân, đến cuối năm 2022, Thành Tân đã cứng hóa được 19/21 km đường trục xã; bê tông hóa hơn 48/65km đường trục thôn và ngõ, xóm. Các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Thành Tân ngày càng phong quang, sạch đẹp và kiên cố hơn nhờ dân chủ ở cơ sở được phát huy rộng rãi, nhờ “ý Đảng - lòng dân” hòa quyện. Đó còn là các công trình sân vận động xã, trường THCS, cầu tràn thôn Đồng Phú, đường tràn liên hợp thôn Xuân Hương đi thôn Tiên Hương, đường điện chiếu sáng dài hơn 7 km ở thôn Cát Thành, nhà văn hóa các thôn Xuân Hương, Bái Đang... Những công trình “ý Đảng - lòng dân” ấy không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn của xã, mà còn góp phần đưa Thành Tân tiến những bước vững chắc trong hành trình “về đích” NTM vào cuối năm 2023.

Không chỉ ở xã Thành Tân, việc thực hiện QCDC theo Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” đều được cấp ủy đảng, chính quyền các xã, thị trấn của huyện Thạch Thành thực hiện hiệu quả. Những nội dung trọng tâm của Pháp lệnh 34 đã được các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7-1-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”, Kết luận số 114-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong cơ quan Nhà nước” và phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2022-2025. Nổi bật là cấp ủy đảng, chính quyền các xã, thị trấn đã tổ chức công khai các nội dung cho Nhân dân được biết, được bàn, được tham gia ý kiến như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh, kế hoạch thu, chi ngân sách của địa phương hàng năm. Đồng thời, công khai các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, của huyện và địa phương về phát triển kinh tế, an sinh xã hội, XDNTM, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Việc công khai được thực hiện bằng nhiều hình thức, qua hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, niêm yết tại nhà văn hóa thôn, khu phố, trụ sở các xã, thị trấn, phát thanh. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị trong huyện còn tăng cường công tác tuyên truyền, khéo vận động Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là khắc phục những khó khăn đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.

Nét nổi bật trong thực hiện QCDC ở huyện Thạch Thành còn được thể hiện rõ trong công tác tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Năm 2022, chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tiếp 160 cuộc, với 163 lượt công dân; tiếp nhận 107 đơn thư khiếu nại, kiến nghị, phản ánh của công dân. Nhờ giải quyết tốt các nội dung khiếu nại, kiến nghị, phản ánh của công dân nên trên địa bàn huyện không xảy ra các vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Mặt khác, với tinh thần vì Nhân dân phục vụ, các cấp chính quyền trong huyện tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bằng việc thực hiện tốt chế độ “một cửa”, “một cửa liên thông”, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân. Trong năm 2022, tổng số thủ tục hành chính được chính quyền huyện giải quyết đúng hạn là 2.305 hồ sơ, quá hạn chỉ có 10 hồ sơ và còn 19 hồ sơ đang giải quyết trong hạn; chính quyền cấp xã, thị trấn giải quyết đúng hạn là 39.992 hồ sơ và có 372 hồ sơ quá hạn, còn 62 hồ sơ đang giải quyết trong hạn. Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân cấp xã, thị trấn đạt tỷ lệ 98,37%; mức độ 4 đạt tỷ lệ 97,13%; cấp huyện mức độ 3 đạt tỷ lệ 98,84%, mức độ 4 đạt tỷ lệ 100%. Bên cạnh tổ chức tốt các hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với Nhân dân, Ủy ban MTTQ từ huyện đến cơ sở thông qua nhiều hình thức đã phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh.

Với “chìa khóa” là phát huy QCDC ở cơ sở, các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện Thạch Thành đã khơi dậy được “lòng dân - sức dân” cùng chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Thành quả là năm 2022, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt hơn 16.395 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 53,6 triệu đồng/năm. Đến nay, toàn huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 107 thôn đạt chuẩn NTM và 6 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bình quân tiêu chí NTM toàn huyện đạt 16,61 tiêu chí/xã và huyện Thạch Thành phấn đấu đến năm 2025 sẽ về đích NTM.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]