Tưởng niệm 602 năm ngày mất của Hoàng đế Hồ Quý Ly
Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã tổ chức dâng hương tưởng niệm 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly (14/2 âm lịch năm 1422 - 14/2 âm lịch năm 2024) và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024).
Các đại biểu dự buổi lễ.
Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn đối với đất nước của Hoàng đế Hồ Quý Ly.
Hồ Quý Ly (sinh năm 1336) ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung), là người có tài năng và ý chí. Mùa xuân năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly đăng quang ngôi báu, đổi tên nước Đại Việt thành Đại Ngu (nghĩa là tốt tươi hưng thịnh) lấy niên hiệu là Thánh Nguyên.
Tiết mục trống hội tại buổi lễ.
Trong thời gian 2 năm ở ngôi Hoàng đế và 7 năm làm Thái thượng hoàng, Hồ Quý Ly đã tiến hành hành hàng loạt cải cách mạnh mẽ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, thể chế, kinh tế, văn hóa, xã hội, hình luật... Nhiều cải cách đến tận giờ vẫn còn giá trị.
Nghi thức tế lễ tại Lễ dâng hương.
Hai trong nhiều dấu ấn mà Hồ Quý Ly cùng vương triều Hồ để lại cho hậu thế là tòa thành đá nhà Hồ xây dựng ở xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc), là tòa thành kiên cố với kiến trúc bằng đá độc đáo, lớn nhất ở Việt Nam. Thành nhà Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Đàn tế Nam Giao được Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và Hoàng đế Hồ Hán Thương cho xây dựng vào tháng 8/1402 tại chân núi Đốn Sơn. Tế “Nam Giao” có nghĩa là lễ tế trời đất ở vùng phía Nam kinh thành. Đây là công trình tôn giáo quan trọng bậc nhất của triều Hồ - nơi hàng năm Vua tiến hành lễ cúng tế cầu quốc thái dân an, hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ.
Sau 622 năm kể từ khi vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024), với nhiều thăng trầm lịch sử, đàn tế Nam giao Thành Nhà Hồ vẫn là một trong 3 đàn tế còn giữ được mặt bằng tương đối nguyên vẹn, cổ nhất trong lịch sử Đàn tế Nam Giao của Việt Nam.
Các đại biểu dâng hương tại buổi lễ.
Lễ tưởng niệm được tổ chức đúng theo nghi lễ truyền thống với hoạt động dâng hương, lễ vật kính cáo tiền nhân, trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly.
Nghi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, thu hút con cháu họ Hồ ở nhiều địa phương trong cả nước, du khách và người dân địa phương tham gia.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng dòng họ Hồ Thanh Hoá khẳng định: Lễ tưởng niệm 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao đã khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kế và nhắc nhở hậu thế luôn nhớ về một vị vua đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách tân giang sơn, xã tắc.
Tại buổi lễ, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã biểu diễn chương trình nghệ thuật tái hiện thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của Hồ Quý Ly đối với quê hương, đất nước.
Tô Hà
{name} - {time}
-
2024-11-24 18:11:00
TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025
-
2024-11-24 16:25:00
Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh - khu vực Đông Nam Bộ
-
2024-03-24 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 24/3/2024
Những sự kiện nổi bật trong tuần
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 24/3
Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023
Thanh Hóa hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2024
Mỗi người con Thanh Hóa tại Hà Nội luôn hướng về quê nhà góp phần vào sự phát triển của tỉnh ngày càng giàu đẹp
Lang Chánh: Tuyên dương 26 cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên tiêu biểu
Các cơ quan, đơn vị sẵn sàng hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2024
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 23/3/2024
Trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 100 cán bộ Đoàn xuất sắc