(Baothanhhoa.vn) - Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, TP Thanh Hóa không chỉ giữ vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh của tỉnh, mà còn là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với Bắc Trung bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển đô thị theo vùng - hướng đi trong xây dựng TP Thanh Hóa thông minh, văn minh, hiện đại

Phát triển đô thị theo vùng - hướng đi trong xây dựng TP Thanh Hóa thông minh, văn minh, hiện đại

Đô thị trung tâm của TP Thanh Hóa hiện hữu.

Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, TP Thanh Hóa không chỉ giữ vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh của tỉnh, mà còn là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với Bắc Trung bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước.

Bước vào nhiệm kỳ 2020-2025, với tư duy mới và quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền thành phố đang bắt tay vào xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước và sớm trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

Để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, TP Thanh Hóa xác định việc phát triển các vùng chính là hướng đi vừa phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, vừa bảo đảm tính thống nhất trong xây dựng, đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ. Cụ thể, vùng 1 là đô thị trung tâm hiện hữu, bao gồm 12 phường: Ba Đình, Ngọc Trạo, Điện Biên, Lam Sơn, Đông Hương, Đông Hải, Đông Sơn, Phú Sơn, Tân Sơn, Nam Ngạn, Trường Thi, Đông Thọ. Chức năng chính là trung tâm về hành chính, văn hóa, dịch vụ, thương mại và phát triển các khu đô thị đẹp, đẳng cấp. Vùng 2 là khu vực Hàm Rồng - núi Đọ, bao gồm 6 phường, xã Thiệu Vân, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Đông Cương, Hàm Rồng, với chức năng phát triển các loại hình du lịch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ, các khu đô thị sinh thái, vùng nông nghiệp công nghệ cao. Vùng 3 là phía Đông Bắc, với 4 phường, xã Tào Xuyên, Long Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại. Chức năng chính của vùng là phát triển các khu đô thị mới chất lượng cao gắn với hệ thống dịch vụ thương mại cửa ngõ Đông Bắc thành phố; phát triển công viên cảnh quan, khu vui chơi giải trí gắn với tham quan du lịch tại các khu vực trong và ngoài đê Bắc sông Mã. Vùng 4 thuộc phía Đông Nam, gồm 6 phường Quảng Thành, Quảng Đông, Quảng Cát, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Hưng. Chức năng chính là khu đô thị mới gắn với phát triển trung tâm thể dục, thể thao tỉnh, trung tâm giáo dục quốc tế và các không gian sinh thái, dịch vụ vận tải Cảng Lễ Môn. Vùng 5 là 3 phường phía Tây gồm Đông Tân, Đông Lĩnh, An Hưng. Chức năng chính là hình thành các trung tâm dịch vụ vận tải, thương mại đầu mối và khu công nghiệp chế biến, chế tạo. Vùng 6 thuộc phía Tây Nam gồm 4 phường Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Đông Vinh, Đông Vệ, với chức năng là khu vực sinh thái nông nghiệp và dành quỹ đất dự phòng phát triển đô thị; là trung tâm y tế mới với mô hình thành phố y tế.

Nếu cách đây khoảng 4 năm về trước, dọc Đại lộ Nam sông Mã vẫn là những cánh đồng lúa, thì nay đã được thay bằng Khu đô thị Vinhomes Star City, Khu đô thị Đông Hải với những ngôi biệt thự, căn hộ liền kề, nhà phố thương mại được xây dựng theo kiến trúc châu Âu hiện đại cùng không gian sống xanh, thân thiện với môi trường. Nằm kề bên Khu Trung tâm Hành chính mới TP Thanh Hóa, khu vực này đã và đang trở thành điểm đến “đáng sống” và là nơi hội tụ cộng đồng cư dân đẳng cấp xứ Thanh.

Từ lâu tỉnh ta đã có ý tưởng xây dựng TP Thanh Hóa dọc hai bên bờ sông Mã. Tháng 10-2020, Liên doanh nhà đầu tư Công ty CP Eurowindow Holding, Công ty CP Xây dựng và Quản lý dự án số 1 đã trúng thầu dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang - phường Long Anh. Với quy mô 292 ha, trong ít năm nữa toàn bộ dải phía Bắc thành phố sẽ trở thành trung tâm đô thị mới hai bên sông Mã mang phong cách châu Âu, với kết cấu hạ tầng và không gian kiến trúc đô thị được xây dựng theo hướng thông minh, sinh thái, hiện đại, áp dụng công nghệ 4.0 và phát triển hài hòa góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội các vùng dân cư hiện hữu xung quanh.

Là vùng đất giàu truyền thống, văn hóa lịch sử, khu vực Hàm Rồng - núi Đọ được đánh giá là khu di tích lịch sử, văn hóa, in đậm dấu tích của người Việt cổ trong nền văn hóa Đông Sơn và có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với những chiến công hiển hách của quân, dân Thanh Hóa trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Theo đồ án quy hoạch tổng thể khu vực Hàm Rồng - núi Đọ sẽ phát triển theo mô hình đô thị công viên di sản phát triển đa cực, với 5 cực đô thị, gồm: Đô thị công viên đương đại ven sông kết nối với phường Tào Xuyên; đô thị công viên di sản khảo cổ Đông Cương; đô thị công viên nông nghiệp Đông Lĩnh; đô thị công viên lịch sử núi Đọ; đô thị công viên khảo cổ Thiệu Dương - Thiệu Khánh. Bên cạnh cụm công trình hiện đại, tỉnh cũng định hướng nơi đây sẽ trở thành vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống để tạo sức hấp dẫn riêng. Trong tương lai không xa, với sự nỗ lực của tỉnh, khu vực Hàm Rồng - núi Đọ sẽ được đầu tư xây dựng, qua đó, tạo ra các động lực mới cho sự phát triển của TP Thanh Hóa nói riêng và tỉnh ta nói chung.

Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Thanh Hóa đang khởi động “guồng quay”, mời gọi các nhà đầu tư, cũng như triển khai các dự án đã được phê duyệt, nhằm từng bước hình thành một đô thị hiện đại, văn minh, thông minh, hài hòa với thiên nhiên, có bản sắc, sự độc đáo riêng.

Thụy Châu


Thụy Châu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]