(Baothanhhoa.vn) - Từ những sai phạm có tính hệ thống của trọng tài đã khiến cho bóng đá Việt Nam sau rất nhiều năm chuyển lên chuyên nghiệp, tốn không ít tiền của, nhưng vẫn chưa thực sự thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình.

Để cầu trường không còn thăm thẳm…

Từ những sai phạm có tính hệ thống của trọng tài đã khiến cho bóng đá Việt Nam sau rất nhiều năm chuyển lên chuyên nghiệp, tốn không ít tiền của, nhưng vẫn chưa thực sự thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình.

Để cầu trường không còn thăm thẳm…

Bạo lực trong bóng đá có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém của trọng tài (Ảnh Vietnam+)

V.league 2021 sẽ khởi tranh vào ngày 16 - 1, được chờ đợi sẽ có sự cải tổ, trong đó có công tác trọng tài sau nhiều bức xúc ở những mùa giải gần đây.

Bởi “tiếng còi méo” của những ông “vua áo đen” trên sân cỏ, mà đã tước đoạt đi rất nhiều điều, từ điểm số, cảm xúc, lớn hơn là niềm tin.

Chỉ một tiếng còi, nhưng làm cho hình ảnh trận bóng đá trở nên xấu xí và túc cầu ở nhiều địa phương bị khán giả quay lưng.

Nói về nỗi ám ảnh từ những ông “vua” trên sân cỏ, chính Đội bóng xứ Thanh đã được hưởng lợi từ “tiếng còi méo” này, và rồi cũng khốn khổ bởi chính tiếng còi oan nghiệt ấy.

Để cầu trường không còn thăm thẳm…

Trọng tài Hà Anh Chiến từng giúp đội bóng Thanh Hóa có chiến thắng trước HAGL ở mùa giải 2015

Còn nhớ “tiếng còi méo” của trọng tài Hà Anh Chiến cho đội bóng xứ Thanh được hưởng quả đá phạt 11m ở mùa giải năm 2015 sau khi ông “vua” sân cỏ này tưởng tưởng ra pha phạm lỗi của cầu thủ đối phương trong vòng cấm địa.

Còn tiếng còi của trọng tài Đinh Văn Dũng công nhận bàn thắng “ma” cho đội bóng Xi măng Xuân Thành Sài Gòn vào lưới đội bóng xứ Thanh trên sân Thanh Hóa ở mùa giải năm 2013 sau khi bóng đã lăn hết đường biên ngang, khiến khán giả vô cùng bất bình, khơi mào cuộc khẩu chiến giữa bầu Đệ với Trưởng ban tổ chức Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Trần Duy Ly năm đó.

Để cầu trường không còn thăm thẳm…

Trọng tài Đinh Văn Dũng với pha nhận định bóng sai đã châm ngòi cho cuộc khẩu chiến trên sân Thanh Hóa ở mùa giải 2013

Sau nhiều năm, có hàng trăm bài báo, hàng nghìn kiến nghị, tâm thư của cổ động viên được gửi lên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, nhưng việc chấn chỉnh, cải thiện những tiếng còi trên sân cỏ sao cho chuẩn mực, vẫn hết sức chậm trễ.

Theo thống kê của Liêm đoàn Bóng đá Việt Nam, V.League 2019 có tới 20/26 trọng tài và 20/33 trợ lý mắc sai sót. Nhưng điều đó đã không được khắc phục, tiếp tục vắt nối sang mùa giải 2020 làm cho lượt đi V.league thật đáng quên với nhiều trận đấu căng thẳng, cầu thủ bức xúc, có trận đấu nguy cơ “vỡ”.

Để cầu trường không còn thăm thẳm…

Cầu thủ đội bóng Bình Dương vây trọng tài để phản đối cách điều hành trong trận gặp Hà Nội FC ở mùa giải 2020

Đằng sau việc cầm cân nảy mực của những ông vua sân cỏ tại V.league là vô số câu chuyện mà ở chốn lao xao người ta có thể nghĩ ra để quy kết. Dẫu Ban kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã nhiều lần vào cuộc điều tra, nhưng dường như sai phạm của trọng tài vẫn là một vấn đề đi vào ngõ cụt. Hội đồng trọng tài Quốc gia bởi lợi ích cục bộ, không muốn “cởi áo cho người xem lưng” nên cũng đã nhiều lần lên tiếng bênh vực cho sai phạm của trọng tài, bất chấp búa rìu dư luận.

Từ những sai phạm có tính hệ thống của trọng tài đã khiến cho bóng đá Việt Nam sau rất nhiều năm chuyển lên chuyên nghiệp, tốn không ít tiền của, nhưng vẫn chưa thực sự thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình.

Để cầu trường không còn thăm thẳm…

Hoàng Vũ Samson (á xanh) khi còn khoác áo Hà Nội FC đã có pha bóng “man rợ” nhưng vẫn được trọng tài bỏ qua

Nhìn vào không ít trận đấu trong mấy mùa bóng gần đây ở rất nhiều sân cỏ trong nước, cảm nhận rõ nhất là khán giả ngày càng thể hiện sự quay lưng và người tâm huyết với bóng đá ngày càng thêm thưa vắng.

Những cái tên như bầu Trường, bầu Thắng, bầu Thụy… nổi danh một thời bạo chi cho túc cầu lần lượt nói lời chia tay môn thể thao vua. Sự chia tay ấy ngoài những lý do tài chính, còn bởi sau thời gian theo đuổi, bóng đá không còn truyền cảm hứng cho họ, nuôi dưỡng niềm đam mê trong họ.

Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam hơn bất cứ lúc nào đang gióng lên hồi chuông khẩn cầu về sự trong sạch, trong đó có chính sự “sạch sẽ” của những ông vua sân cỏ. Bóng đá cần trở lại giá trị đích thực, truyền cảm hứng đam mê sân cỏ để kéo khán giả trở lại sân và tiếp tục “hâm nóng” bầu nhiệt huyết của nhà tài trợ. Đó là yêu cầu đặt ra cấp thiết cho giải đấu hàng đầu Quốc gia, cần đến một sự nghiêm túc từ cơ quan thượng tầng bóng đá Việt Nam, là VFF.

Đằng sau tính giải trí của vòng lăn từ trái bóng là uy tín, tiền bạc, và danh dự. Khán giả bỏ tiền mua vé vào sân cỏ cần được tôn trọng và hưởng thụ giá trị đích thực của thể thao. Nhà tài trợ chi ra khoản tiền lớn không thể là sự đầu từ thua lỗ, chí ít là về mặt tinh thần. Họ không thể bị bội phản bởi những “bóng ma” trên sân cỏ, trong đó có phần được tạo ra từ việc yếu về chuyên môn và thiếu bản lĩnh trong việc điều hành của trọng tài.

Để cầu trường không còn thăm thẳm…

Khán giả đang dần quay lưng lại với nhiều giải bóng đá trong nước (Ảnh minh họa)

Bóng đá Việt Nam có lẽ không thiếu trọng tài giỏi, nhưng lại đang thiếu đi những trọng tài thật sự công tâm trên sân đấu. Bởi tiếng “còi méo” của những ông vua sân cỏ đã khiến nhiều đội bóng tuột mất danh hiệu sau cả mùa nỗ lực. Và giá như, chỉ cần đến tiếng còi thật tâm và đúng tầm của người điều khiển trên sân cỏ, đội bóng có thể sẽ vượt qua cái ranh giới mong manh của sự xuống hạng và giải tán.

Đổi mới công tác trọng tài không chỉ trả lại sự công bằng và giá trị đích thực cho sân cỏ, còn là liệu pháp tinh thần để kéo người hâm mộ trở lại các khán đài.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]