Thanh Hoá có tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon
Sáng 20/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá thực hiện thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ tại tỉnh Thanh Hoá.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành có liên quan của tỉnh, UBND các huyện, đại diện lãnh đạo các đơn vị chủ rừng tổ chức và thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng tỉnh Thanh Hoá.
Với 647.000 ha rừng tự nhiên, có tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon, Thanh Hóa được lựa chọn là 1 trong 6 tỉnh thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Cao Văn Cường phát biểu khai mạc hội nghị.
Qua công tác rà soát, xác định diện tích rừng tự nhiên, tỉnh ta có hơn 393.000 ha rừng tự nhiên, của 39 đơn vị chủ rừng thuộc đối tượng chi trả, hưởng lợi từ ERPA. Tổng nguồn thu từ ERPA hằng năm khoảng 199,3 tỷ đồng. Đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh đã giải ngân được 107,68 tỷ đồng, đạt 54,1% kế hoạch được phê duyệt.
Tuy nhiên đến nay, có 27/39 chủ rừng tổ chức đã lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tài chính năm, với tổng kinh phí 22,85 tỷ đồng. Với nguồn kinh phí được phê duyệt, đã chi trả cho hoạt động quản lý của các chủ rừng tổ chức và chi trả cho các dối tượng có thoả thuận tham gia quản lý rừng.
Đại diện Vườn Quốc gia Xuân Liên thảo luận tại hội nghị.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị định về ERPA tại tỉnh Thanh Hoá, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng chương trình đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. ERPA đã, đang và sẽ góp phần giảm thiểu tình hình vi phạm Luật lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tạo ra nguồn kinh phí giúp các hộ gia đình đầu tư sinh kế, bảo vệ rừng tốt hơn. Đối với cộng đồng dân cư, ERPA hỗ trợ nguồn kinh phí để xây dựng, sửa chữa các hạ tầng, thiết bị thiết yếu của các thôn, bản. Riêng chủ rừng là tổ chức, nguồn chi trả ERPA chính là “trợ lực” cùng với ngân sách nhà nước bảo vệ rừng, nâng cao giá trị kinh tế, độ che phủ rừng trên địa bàn, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Toàn cảnh hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận chỉ ra một số tồn tại, hạn chế khi thực hiện chương trình, như: tỷ lệ giải ngân của các chủ rừng là tổ chức, UBND xã rất thấp; một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh quy định áp dụng rất hạn chế; số lượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nhưng mức chi trả trên 1 ha/năm thấp, mức chi trả đến từng hộ rất nhỏ...
Trên cơ sở đó, hội nghị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chương trình ERPA hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội và an sinh ở khu vực miền núi của tỉnh.
Lê Hòa
{name} - {time}
-
2025-07-11 06:49:00
Triển lãm 80 năm Quốc khánh: Thủ tướng yêu cầu “rõ người, rõ việc”
-
2025-07-10 21:00:00
Bản tin Thời sự tối 10/7/2025
-
2025-07-10 20:29:00
Tòa án khu vực khẩn trương thực hiện nhiệm vụ sau sắp xếp tổ chức bộ máy
Đánh giá đúng thực chất vấn đề để khắc phục tồn tại
Đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm kỳ mới
Thống nhất tư tưởng, quyết liệt hành động, hoàn thành tốt 2 nhiệm vụ quan trọng
UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025
Như Xuân: Vận hành mẫu hoạt động của cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các xã mới sau sắp xếp
Lan tỏa “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”
Vinh quang nghề báo (Bài 1): Báo chí - những thách thức
Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về giáo dục và dự án lớn
Chuyện nghề những người làm báo