Những hình ảnh đẹp của nhật thực lai hiếm gặp ngày 20/4
Hôm nay, 20/4, Australia và một số nước ở Đông Nam Á đã được nhìn thấy hiện tượng nhật thực lai hiếm gặp.Tại Việt Nam, chỉ một số tỉnh thành thuộc khu vực phía nam có thể quan sát được hiện tượng này với tỷ lệ che phủ khá thấp.
Thị trấn Exmouth của Australia chìm trong bóng tối trong 58 giây khi hiện tượng nhật thực chỉ xảy ra một lần trong một thập kỷ này.
Nhật thực lai xảy ra khoảng một lần mỗi thập kỷ
Nhật thực lai là sự kết hợp của 2 hiện tượng nhật thực toàn phần (mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời) và nhật thực hình khuyên (mặt trăng che khuất mặt trời tại khoảng cách rất xa, để lại vòng tròn lửa quanh rìa).
Suốt quá trình nhật thực lai, sẽ có 2 hiện tượng nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên diễn ra.
Hình ảnh nhật thực ngày 20/4 do NASA chụp.
Hiện tượng này đầu tiên xảy ra trên mũi cực tây bắc của Australia dọc theo bờ biển Ningaloo và thị trấn nhỏ Exmouth. Sau đó, cái bóng băng qua Biển Timor và chạm vào mũi phía đông của đảo quốc Đông Timor gần thủ đô Dili, rồi băng qua một số đảo rải rác của Indonesia bao gồm Kisar, quần đảo Schouten và Tây New Guinea.
Thời lượng tối đa cho toàn bộ hiện tượng chỉ là 1 phút 16 giây, ngay phía nam đảo Đông Timor của Indonesia trên biển Timor.
Nhật thực lai hiếm đến mức chỉ xảy ra bảy lần trong thế kỷ 21, chiếm 3,1% tổng số lần nhật thực.
Hình ảnh nhật thực toàn phần ở thị trấn Exmouth, Tây Úc, ngày 20/4. Ảnh AAP/Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến/Reuters.
Nhà nghiên cứu và chuyên gia theo dõi nhật thực Michael Zeiler nói với Universe Today: “Nhật thực lai ngày 20/4/ đáng chú ý ở chỗ nó có thời gian dài hơn hầu hết các tổng số nhật thực hình khuyên và dài nhất tính đến ngày 17/10/2172”.
Nhật thực lai chủ yếu xảy ra trên mặt nước khi nó di chuyển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Trên đường đi của nó, chỉ một số ít người hoặc được nhìn thấy bóng tối của nhật thực toàn phần hoặc “vòng lửa” khi mặt trời ló dạng sau mặt trăng non.
Nhật thực cũng cho các nhà khoa học cơ hội quan sát nhật hoa của mặt trời, thường bị che khuất bởi các tia sáng của nó.
Nhật thực lai hiếm gặp được quan sát từ Australia ngày 20/4. Ảnh: AAP/AP
Việc chứng kiến một hiện tượng nhật thực tương tự đã từng giúp Albert Einstein đưa ra giả thuyết rằng ánh sáng có thể bị bẻ cong.
Những sự kiện như vậy xảy ra khoảng một lần mỗi thập kỷ: Lần gần đây nhất là vào năm 2013 và lần tiếp theo là vào năm 2031.
Nhật thực lai làm kinh ngạc những người yêu thiên văn ở Indonesia, Australia
Người dân Exmouth đeo kính bảo vệ khi nhìn lên bầu trời để xem nhật thực toàn phần. Ảnh: AAP/AP
Khoảng 20.000 người đã tập trung dưới bầu trời không một gợn mây ở thị trấn ven biển Exmouth, phía tây bắc Australia để thưởng ngoạn nhật thực toàn phần hiếm có khiến khu vực này chìm trong bóng tối trong 58 giây khi mặt trăng che khuất mặt trời.
Thị trấn xa xôi với ít hơn 3.000 cư dân là một trong những điểm thuận lợi nhất ở Australia để xem nhật thực.
Nhiều khách quốc tế đã tập trung tại Exmouth trong nhiều ngày, cắm trại trong lều và xe kéo trên một vùng đồng bằng đầy bụi đỏ ở rìa thị trấn với máy ảnh và các thiết bị quan sát khác hướng lên bầu trời.
Hình ảnh trực tiếp từ thị trấn Exmouth, Australia. Nguồn: NASA.
Ông John Lattanzio, Hiệp hội Thiên văn Australia cho biết: “Nhiều người trở nên nghiện khoảnh khắc kỳ lạ này của thế giới. Họ trở thành “những người theo đuổi nhật thực” và đi khắp thế giới để có những trải nghiệm này”.
Theo những người có mặt ở đó, hiện tượng xảy ra lúc 10 giờ 19 phút ngày 20/4 theo giờ Việt Nam, mang theo bóng tối và sự yên tĩnh của quang phổ. Chưa đầy một phút sau, vùng hẻo lánh bụi bặm ở Exmouth một lần nữa được tắm trong ánh sáng.
Nhật thực lai được quan sát tại khu vực nhà thờ Hồi giáo lớn ở Padang, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, ngày 20/4. Ảnh: Reuters
Người dân ở Tây Papua và Đông Timor cũng có thể chứng kiến nguyệt thực toàn phần.
Tại thủ đô của Indonesia, hàng trăm người đã đến Cung thiên văn Jakarta để xem nhật thực một phần, bị che khuất bởi những đám mây. Azka Azzahra, 21 tuổi, đến cùng chị gái và bạn bè để quan sát kỹ hơn bằng cách sử dụng kính viễn vọng cùng với hàng trăm du khách khác.
“Tôi vẫn vui vẻ đến đây dù trời nhiều mây. Thật vui khi thấy mọi người nhiệt tình đến đây để xem nhật thực, bởi vì nó rất hiếm", Azzahra nói.
Mọi người tập trung chung quanh một kính viễn vọng lớn ở Jakarta và thay phiên nhau xem nhật thực một phần, trong số này có cả trẻ em.
Người dân ở Jakarta, Indonesia thay phiên nhau sử dụng kính viễn vọng để xem nhật thực một phần. Ảnh: AP
Hình ảnh nhật thực một phần tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện tượng nhật thực hiếm gặp này chỉ có thể quan sát được một phấn, với độ che khuất thấp.
Nơi thuận lợi nhất để quan sát là Ninh Thuận, Bình Thuận, tuy nhiên độ che phủ mặt trời chỉ là 8%. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, độ che phủ chỉ 5%. Ở quần đảo Trường Sa, người dân có thể quan sát nhật thực với độ che phủ lên tới khoảng 20%.
Tuy nhiên, những người yêu thiên văn Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội hiếm có này.
Nhật thực một phần do nhiếp ảnh gia Đặng Nguyễn Hải Duy chụp lúc 11 giờ 21 phút tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Thiên văn Việt Nam-VACAT
Theo Báo Nhân Dân
{name} - {time}
-
1 giờ trước
SSI Digital Ventures đầu tư 500 triệu USD vào công nghệ số và Blockchain
-
1 giờ trước
Nga công bố ca điều trị ung thư máu thành công đầu tiên bằng loại thuốc mới
-
06:40 20/04/2023
Thử nghiệm vaccine ung thư kết hợp liệu pháp miễn dịch làm chậm quá trình tái phát ung thư da
Trưa nay, Nhật thực hiếm gặp sẽ xuất hiện, Việt Nam nằm trong vùng quan sát được
Phát hiện ký sinh trùng ở một số loài cá nước ngọt ở Australia
[Infographics] Dấu mốc lịch sử của trực thăng Ingenuity trên Sao Hỏa
Hướng dẫn cách cài đặt tần số bộ đàm Motorola chính xác nhất
Hôm nay (15/4) là hạn cuối để chuẩn hóa thông tin thuê bao
Hội thảo khoa học phản biện “Quy định quản lý Chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa"
Tàu vũ trụ Danuri lần đầu tiên chụp được ảnh về nửa tối của Mặt Trăng
Đức sẽ đóng cửa các nhà máy hạt nhân còn lại vào ngày 15/4
Mạng truyền số liệu phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước hoạt động 24/7
Địa phương
Thời tiết
- 14°C - 25°CÍt mây, không mưa
- 18°C - 25°CCó mây, không mưa