Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.
Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để huy động. Anh cho biết có cá nhân ngỏ ý muốn đầu tư tu bổ di tích, nhưng lại đưa ra điều kiện. Dù muốn có khoản tiền này, nhưng sau khi tham vấn cơ quan chuyên môn, địa phương đã phải nói không, vì những yêu cầu thực hiện vượt thẩm quyền cấp xã.
Tương tự, một lãnh đạo bảo tàng cho biết nhu cầu mua hiện vật của bảo tàng thì lớn mà ngân sách thì lại có hạn. Biết là có nhiều hiện vật có giá trị, nhưng chỉ dám đặt vấn đề “mượn”. Nếu bảo tàng đủ nguồn kinh phí thì có thể “đàng hoàng” đưa hiện vật về bảo tàng phục vụ nghiên cứu, trưng bày.
Những câu chuyện như thế không chỉ xảy ra ở một địa phương, một bảo tàng, mà là tình trạng chung trên cả nước. Nguồn lực từ Nhà nước đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dù rất cố gắng nhưng chưa thể đáp ứng được yêu cầu.
Với một tỉnh có tới hơn 1.500 di tích, cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể, thì nhu cầu vật chất cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản rất lớn. Cùng với đó, nhằm từng bước hiện đại hóa bảo tàng tỉnh, cũng cần khoản kinh phí không hề nhỏ. Gần đây, ngân sách tỉnh đã chi hơn 22 tỷ đồng để “Đổi mới hoạt động Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”, tuy nhiên nguồn lực này chưa thể để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiện đại hóa bảo tàng như mong muốn.
Một nguồn kinh phí lớn hơn cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa là vấn đề đặt ra, nhưng bởi sự trói buộc của cơ chế đã khiến cho nguồn lực này chưa thể huy động đúng mức. Vấn đề này đang từng bước được giải quyết khi Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cho phép thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa. Đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được ngân sách Nhà nước đầu tư, hỗ trợ hoặc đầu tư chưa đủ. Quỹ được phép huy động nguồn lực từ nhiều kênh khác nhau. Mà không chỉ thành lập ở Trung ương, các tỉnh, thành phố cũng có quyền thành lập quỹ tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù văn hóa của từng vùng. Nguồn quỹ này được hy vọng sẽ góp phần tu bổ di tích, bảo vệ giá trị văn hóa phi vật thể, mua, hồi hương cổ vật một cách dễ dàng, đúng cách và kịp thời hơn.
Khung khổ pháp lý đã có, vấn đề còn lại là việc thực thi như thế nào để quy định sớm phát huy tác dụng. Yêu cầu này đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải sớm ban hành hướng dẫn thực hiện môt cách cụ thể, rõ ràng, để có thể huy động được nguồn lực tài chính vững chắc cũng như đảm bảo sự minh bạch trong việc quản lý, sử dụng nguồn quỹ, tránh những ồn ào - vốn là điều bức xúc lâu nay trong công tác quản lý di tích ở không ít nơi.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2025-01-02 17:48:00
Khai phá tiềm năng, mở đường đón khách
-
2025-01-02 14:03:00
Các địa phương có doanh thu du lịch, lượng khách cao nhất Việt Nam năm 2024
-
2024-11-28 14:53:00
Hòn đảo này miễn thị thực tới 30 ngày: Làm gì để khám phá trọn vẹn Phú Quốc?
Biểu tượng âm nhạc thế kỷ 21 Imagine Dragons sẽ mang gì tới Lễ trao giải VinFuture 2024?
Thị trấn Thường Xuân nâng cao chất lượng đời sống văn hóa
[Podcast] - Tản văn: Mắt em cười lấp lánh rẻo cao
Fan 8WONDER háo hức trước những cú twist bất ngờ được hé lộ từ Imagine Dragons và các nghệ sĩ Việt
Đỉnh Bà Nà, Bà Đen đẹp “mê hoặc” trên báo Anh
Show diễn Kiss of The Sea giành chiến thắng xuất sắc tại “Oscar của ngành vui chơi giải trí quốc tế”- Thea lần thứ 31
Quan tâm bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử tại huyện Hà Trung
Việt Nam giữ vững “phong độ” là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1-0-2 tại Phú Quốc