(Baothanhhoa.vn) - Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được manh nha thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 1998. Tuy nhiên, mãi đến năm 2015, khi ngành nông nghiệp thực hiện định hướng tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn mới thực sự được chú trọng thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển cánh đồng mẫu lớn

Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được manh nha thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 1998. Tuy nhiên, mãi đến năm 2015, khi ngành nông nghiệp thực hiện định hướng tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn mới thực sự được chú trọng thực hiện.

Phát triển cánh đồng mẫu lớn

Cánh đồng mẫu lớn trồng cây chế biến tại xã Hoằng Tân (Hoằng Hóa).

Xác định việc tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng CĐML là bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, xã Đồng Tiến (Triệu Sơn) đã đẩy mạnh thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai, từ đó hình thành, phát triển những cánh đồng sản xuất nông nghiệp mẫu lớn, tạo vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Đến nay, xã đã xây dựng được cánh đồng trồng rau an toàn mẫu lớn, với diện tích 40 ha; cánh đồng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng, diện tích hơn 70 ha. Việc xây dựng và phát triển được những CĐML, tạo tiền đề để xã xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền xã trong định hướng và chỉ đạo sản xuất, giúp người dân áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với diện tích sản xuất rau an toàn theo CĐML, lợi nhuận bình quân khoảng 200 đến 250 triệu đồng/ha/năm; cánh đồng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, lợi nhuận bình quân 50 đến 60 triệu đồng/ha/năm. Cũng nhờ xây dựng được vùng sản xuất tập trung, nên đến vụ sản xuất, cánh đồng trồng rau an toàn của xã luôn là địa điểm thu hút các doanh nghiệp, thương lái về đặt hàng. Hiện có tới 70% diện tích vùng sản xuất rau an toàn của xã được sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thương lái.

Tại huyện Hoằng Hóa, để từng bước hình thành, xây dựng được những CĐML, những năm qua, huyện đã thực hiện 3 lần dồn điền, đổi thửa. Sau khi dồn điền, đổi thửa lần 3, bình quân mỗi hộ dân canh tác trên 1,8 thửa ruộng. Đáng chú ý, năm 2019, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện đã tập trung thực hiện các giải pháp tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng CĐML. Theo đó, huyện đã vận động người dân dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp, HTX để phát triển sản xuất, tạo ra vùng sản xuất quy mô lớn. Đến nay, đã có 31/37 xã, thị trấn trên địa bàn triển khai xây dựng mô hình CĐML, với tổng diện tích hơn 700 ha. Trên các CĐML đã xây dựng các mô hình, như: sản xuất hạt giống lúa lai F1, sản xuất khảo nghiệm các giống lúa mới và sản xuất hạt giống lúa lai F1, sản xuất khoai tây, dưa hấu, ớt xuất khẩu... Những diện tích này đều có năng suất bình quân tăng 10 đến 15% so với diện tích sản xuất nhỏ lẻ tại cùng địa phương.

Việc xây dựng, phát triển các CĐML đã và đang chứng minh được hiệu quả kinh tế, sự phù hợp với xu thế phát triển của nông nghiệp hiện đại. Vì vậy, thời gian qua, hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đều chú trọng xây dựng và phát triển CĐML sản xuất nông nghiệp và ngày càng được nhân rộng. Chỉ tính riêng trong vụ đông xuân 2020-2021 vừa qua, tổng diện tích thực hiện theo mô hình CĐML trên địa bàn tỉnh đạt 33.528 ha. Trong đó, cánh đồng trồng mía nguyên liệu được thực hiện tại 15 huyện, với diện tích 15.177 ha; sắn nguyên liệu được thực hiện tại 10 huyện, với diện tích 17.739 ha; lúa giống 932 ha; lúa thương phẩm 2.674 ha; còn lại là diện tích rau, củ, quả và các cây trồng khác. Các CĐML nói trên là cơ sở để tỉnh phát triển được 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh, 55 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá: Diện tích sản xuất nông nghiệp theo CĐML đều đạt hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20 đến 25% so với những diện tích sản xuất nhỏ lẻ.

Để tiếp tục hình thành, phát triển CĐML hiệu quả kinh tế, ngành nông nghiệp đang cùng chính quyền các địa phương đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, tiếp tục nhân rộng mô hình CĐML theo các hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc góp đất liên kết sản xuất... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX, người dân thuê đất, gom đất, liên kết để đầu tư phát triển sản xuất, ưu tiên sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ. Trên diện tích sản xuất nông nghiệp theo CĐML, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xác định sản phẩm trồng trọt có lợi thế trên thị trường để định hướng phát triển sản xuất một cách hợp lý. Đối với CĐML sản xuất lúa, được định hướng sản xuất theo vùng tập trung cho từng giống lúa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng để phát huy ưu điểm của giống; mỗi cánh đồng chỉ cơ cấu 1 giống lúa chủ lực để tập trung chỉ đạo, gieo cấy, chăm sóc nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với diện tích trồng rau, củ, quả, chú trọng sản xuất theo diện tích tập trung, gắn liên kết sản xuất với bao tiêu sản phẩm theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại những vùng sản xuất nông nghiệp theo CĐML, chú trọng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, đường giao thông nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của bà con nông dân và việc thu mua sản phẩm cho các doanh nghiệp.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]